Doanh nhân Bùi Hải An: "Những hứa hẹn về một Quốc gia khởi nghiệp có vẻ chỉ mới dừng lại trong phòng hội nghị"
Với các doanh nghiệp nhỏ, việc phải bổ sung thêm chỉ 1 tờ giấy phép hoặc tăng vài phần trăm chi phí phát sinh đều là ảnh hưởng lớn.
Khác biệt lớn nhất là việc đưa ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp một cách quyết liệt.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retai& Franchise Asia, thành viên sáng lập và phát triển công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á xung quanh câu chuyện làm thế nào để tạo động lực mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp.
Chị đánh giá thế nào về việc hiện thực hóa chủ trương Chính phủ kiến tạo - phục vụ và Quốc gia khởi nghiệp? Còn điều gì bất cập mà chị bức xúc nhất, muốn góp ý cùng chính phủ và các bộ ngành?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Tôi ghi nhận nỗ lực rất đáng trân trọng từ nhiều bộ ngành trong vấn đề xúc tiến chương trình Quốc gia khởi nghiệp. Trong năm 2017, đã thấy xu hướng startup đổi mới sáng tạo theo xu hướng ứng dụng công nghệ được định hình rõ rệt và bắt đầu nhìn thấy một số các ý tưởng, dự án khởi nghiệp theo kịp với xu hướng thế giới.
Tôi đặc biệt ghi nhận các nỗ lực của Bộ Khoa học công nghệ, Sở Khoa học công nghệ TP. HCM với việc hiện thực hoá hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và TP. HCM, và nỗ lực của VCCI trong việc kết nối và xúc tiến hệ sinh thái khởi nghiệp APEC.
Tuy nhiên, đứng từ góc độ người làm kinh doanh, tôi nghĩ rằng nguồn lực chưa sử dụng hiệu quả do không có chiến lược và kế hoạch thống nhất, xuyên suốt, cộng hưởng từ các cấp khác nhau. Nếu có thể làm được điều này, và cũng là cách mà thế giới đang thực hiện, kết quả và hiệu quả sẽ nhân lên gấp nhiều lần.
Chị nhìn nhận thế nào về vai trò và trách nhiệm của doanh nhân trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững, không tàn phá môi trường và xã hội?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Tôi trân trọng, hỗ trợ, và đầu tư vào các dự án mang tính bản địa cao, có kết hợp công nghệ. Qua việc xúc tiến tài nguyên và nguồn lực bản địa, kinh tế vùng miền sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn, qua đó hỗ trợ giữ gìn môi trường, văn hoá, ngành nghề truyền thống của cộng đồng địa phương.
Việc làm này không dừng lại ở vấn đề hướng đến cộng đồng mà còn phù hợp với nhu cầu trải nghiệm và sử dụng sản phẩm bản địa, tham gia giữ gìn giá trị cộng đồng hiện đang rất phổ biến trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước nhiều biến động như hiện nay, chiến lược kinh doanh của chị trong năm nay có gì khác biệt?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Khác biệt lớn nhất là việc đưa ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp một cách quyết liệt. Tôi cho rằng năm nay là năm đập tan mô hình kinh doanh cũ và xây lại mô hình kinh doanh mới với sự kết hợp của di sản quá khứ và nền tảng công nghệ tương lai.
Kinh doanh trong thời đại này tôi hay nói đùa là phải nửa thực nửa ảo, hay nói nghiêm túc hơn là blended reality - kết hợp ảo và thực để có thể tạo ra trải nghiệm, tương tác, làm hài lòng khách hàng ngay cả trước khi mua.
Tôi nghĩ đây là những thay đổi nền tảng mà doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý. Đập tan không dễ khi ta còn kẹt trong quá khứ, ảo tưởng về một thời đã qua, hay không hội nhập được với tương lai.
Xin cảm ơn chị!
Với các doanh nghiệp nhỏ, việc phải bổ sung thêm chỉ 1 tờ giấy phép hoặc tăng vài phần trăm chi phí phát sinh đều là ảnh hưởng lớn.
Khởi nghiệp mà theo kiểu "con trâu cái cày, buôn gánh bán bưng" hoặc sao chép thì chỉ làm nghèo thêm cho đất nước thôi.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.