Doanh nhân Bùi Hải An: "Những hứa hẹn về một Quốc gia khởi nghiệp có vẻ chỉ mới dừng lại trong phòng hội nghị"
Với các doanh nghiệp nhỏ, việc phải bổ sung thêm chỉ 1 tờ giấy phép hoặc tăng vài phần trăm chi phí phát sinh đều là ảnh hưởng lớn.
Khác biệt lớn nhất là việc đưa ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp một cách quyết liệt.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retai& Franchise Asia, thành viên sáng lập và phát triển công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á xung quanh câu chuyện làm thế nào để tạo động lực mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp.
Chị đánh giá thế nào về việc hiện thực hóa chủ trương Chính phủ kiến tạo - phục vụ và Quốc gia khởi nghiệp? Còn điều gì bất cập mà chị bức xúc nhất, muốn góp ý cùng chính phủ và các bộ ngành?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Tôi ghi nhận nỗ lực rất đáng trân trọng từ nhiều bộ ngành trong vấn đề xúc tiến chương trình Quốc gia khởi nghiệp. Trong năm 2017, đã thấy xu hướng startup đổi mới sáng tạo theo xu hướng ứng dụng công nghệ được định hình rõ rệt và bắt đầu nhìn thấy một số các ý tưởng, dự án khởi nghiệp theo kịp với xu hướng thế giới.
Tôi đặc biệt ghi nhận các nỗ lực của Bộ Khoa học công nghệ, Sở Khoa học công nghệ TP. HCM với việc hiện thực hoá hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và TP. HCM, và nỗ lực của VCCI trong việc kết nối và xúc tiến hệ sinh thái khởi nghiệp APEC.
Tuy nhiên, đứng từ góc độ người làm kinh doanh, tôi nghĩ rằng nguồn lực chưa sử dụng hiệu quả do không có chiến lược và kế hoạch thống nhất, xuyên suốt, cộng hưởng từ các cấp khác nhau. Nếu có thể làm được điều này, và cũng là cách mà thế giới đang thực hiện, kết quả và hiệu quả sẽ nhân lên gấp nhiều lần.
Chị nhìn nhận thế nào về vai trò và trách nhiệm của doanh nhân trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững, không tàn phá môi trường và xã hội?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Tôi trân trọng, hỗ trợ, và đầu tư vào các dự án mang tính bản địa cao, có kết hợp công nghệ. Qua việc xúc tiến tài nguyên và nguồn lực bản địa, kinh tế vùng miền sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn, qua đó hỗ trợ giữ gìn môi trường, văn hoá, ngành nghề truyền thống của cộng đồng địa phương.
Việc làm này không dừng lại ở vấn đề hướng đến cộng đồng mà còn phù hợp với nhu cầu trải nghiệm và sử dụng sản phẩm bản địa, tham gia giữ gìn giá trị cộng đồng hiện đang rất phổ biến trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước nhiều biến động như hiện nay, chiến lược kinh doanh của chị trong năm nay có gì khác biệt?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Khác biệt lớn nhất là việc đưa ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp một cách quyết liệt. Tôi cho rằng năm nay là năm đập tan mô hình kinh doanh cũ và xây lại mô hình kinh doanh mới với sự kết hợp của di sản quá khứ và nền tảng công nghệ tương lai.
Kinh doanh trong thời đại này tôi hay nói đùa là phải nửa thực nửa ảo, hay nói nghiêm túc hơn là blended reality - kết hợp ảo và thực để có thể tạo ra trải nghiệm, tương tác, làm hài lòng khách hàng ngay cả trước khi mua.
Tôi nghĩ đây là những thay đổi nền tảng mà doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý. Đập tan không dễ khi ta còn kẹt trong quá khứ, ảo tưởng về một thời đã qua, hay không hội nhập được với tương lai.
Xin cảm ơn chị!
Với các doanh nghiệp nhỏ, việc phải bổ sung thêm chỉ 1 tờ giấy phép hoặc tăng vài phần trăm chi phí phát sinh đều là ảnh hưởng lớn.
Khởi nghiệp mà theo kiểu "con trâu cái cày, buôn gánh bán bưng" hoặc sao chép thì chỉ làm nghèo thêm cho đất nước thôi.
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.