Cổ đông Trung Quốc, Singapore sở hữu VNG

Trần Anh Thứ sáu, 25/08/2023 - 08:21

Công ty kiểm soát VNG là VNG Limited vừa tiết lộ cơ cấu cổ đông gồm một số tập đoàn lớn như Tencent, Ant Group (Trung Quốc) và hai quỹ đầu tư của Singapore là GIC và Temasek.

VNG Limited, cổ đông lớn nhất của VNG, vừa thông báo đăng ký nộp hồ lên UBCK Mỹ (SEC), dự kiến chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO).

Số tiền thu được từ đợt IPO sẽ được sử dụng để trả cho các nhà đầu tư nước ngoài ban đầu là cổ đông trực tiếp của công ty và trả các khoản vay chưa trả. VNG đồng thời có kế hoạch tài trợ cho khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp 01Fintech, cùng với những công ty khác.

Theo hồ sơ, VNG Limited nắm 49% cổ phần trực tiếp trong VNG Corporation - pháp nhân đang hoạt động tại Việt Nam, sở hữu các nền tảng như Zalo, Zing MP3,...

Ngoài ra, VNG Limited cũng sở hữu gián tiếp 21,3% cổ phần VNG Corporation thông qua công ty Công nghệ BigV - cổ đông lớn thứ hai tại VNG Corporation. VNG Limited cho biết công ty này sẽ có quyền kiểm soát về mặt kinh tế với VNG Corporation ngay trước khi bắt đầu IPO.

Về phía VNG Limited, cơ cấu cổ đông của công ty này có sự xuất hiện của một số tập đoàn lớn như Tencent, Ant Group (Trung Quốc) và hai quỹ đầu tư của Singapore là GIC và Seletar Investments.

Cổ phiếu lưu hành của VNG Limited chia làm hai loại, là cổ phiếu phổ thông loại A (Class A) và cổ phiếu phổ thông loại B (Class B). Trong đó, 1 cổ phiếu loại B tương ứng với 10 quyền biểu quyết, trong khi 1 cổ phiếu loại A chỉ tương ứng với 1 quyền biểu quyết. Hai loại cổ phiếu này được phát hành cho hai nhóm cổ đông riêng biệt là các cổ đông nước ngoài và ban lãnh đạo của VNG. VNG Limited sẽ chỉ IPO cổ phiếu phổ thông loại A trên sàn Nasdaq.

Hai cổ đông sáng lập của VNG là ông Lê Hồng Minh và ông Vương Quang Khải sở hữu lần lượt 12,6 và 1,68 triệu cổ phiếu loại B, tương ứng với tỷ lệ quyền biểu quyết tại VNG Limited là 45% và 6%. Hồ sơ cho biết, ông Minh và ông Khải được xác định là một nhóm cổ đông, nắm toàn bộ cổ phiếu loại B và sở hữu 51% quyền biểu quyết tại VNG Limited.

Về phía cổ đông nước ngoài, Tencent là cổ đông ngoại lớn nhất sở hữu hơn 65 triệu cổ phiếu loại A, tương ứng quyền biểu quyết là 23%.

Phần sở hữu của Tencent gồm hơn 43 triệu cổ phiếu của Tenacious Bulldog Holdings Limited, 14,5 triệu cổ phiếu Prosperous Prince Enterprises Limited và hơn 7,5 triệu cổ phiếu sẽ phát hành sau khi hoàn tất IPO. Hai pháp nhân này đều thuộc quyền kiểm soát của Tencent và có trụ sở tại British Virgin Islands.

Các cổ đông ngoại khác của VNG Limited gồm GIC, thông qua Gamvest Pte nắm giữu 15,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,4% quyền biểu quyết và Ant Group, thông qua Ant International Technologies, sở hữu 7,77 triệu cổ phiếu loại A, tương ứng 2,8% quyền biểu quyết. Quỹ đầu tư Temasek thông qua Seletar Invesments nắm 9,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,4% quyền biểu quyết.

VNG Limited dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”. Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, UBS Securities LLC và BofA Securities, Inc. sẽ là các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt IPO này.

VNG được thành lập vào năm 2004, tên ban đầu là Công ty cổ phần Trò chơi Vi Na (Vinagame), vốn điều lệ 15 tỷ đồng. Vốn điều lệ của công ty này hiện đạt hơn 287 tỷ đồng.

Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán quốc tế là một trong những kế hoạch mà VNG ấp ủ từ lâu. Năm 2021, Bloomberg cho biết VNG đang cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Nếu giao dịch trên diễn ra, có thể định giá VNG ở mức 2-3 tỷ USD.

Đầu năm 2023, cổ phiếu VNG được đăng ký giao dịch trên thị trường UPCom của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nửa đầu năm, VNG đạt doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 50 tỷ đồng. 


VNG tiếp bước VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

VNG tiếp bước VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Doanh nghiệp -  1 năm
Kế hoạch IPO trên đất Mỹ của VNG Limited diễn ra trong bối cảnh VinFast đã có màn rung chuông thành công trên sàn Nasdaq, lọt vào top 5 những hãng sản xuất xe có vốn hóa lớn nhất trên thế giới.
VNG tiếp bước VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

VNG tiếp bước VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Doanh nghiệp -  1 năm
Kế hoạch IPO trên đất Mỹ của VNG Limited diễn ra trong bối cảnh VinFast đã có màn rung chuông thành công trên sàn Nasdaq, lọt vào top 5 những hãng sản xuất xe có vốn hóa lớn nhất trên thế giới.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  14 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  5 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  10 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  10 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  12 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.