Cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm của nền kinh tế số

Việt Hưng Chủ nhật, 12/11/2023 - 06:35

Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Phan Tâm khẳng định, Việt Nam không bỏ qua các xu hướng công nghệ mới áp dụng vào nền kinh tế số, nhưng cũng đồng thời cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn.

Tại Việt Nam, kinh tế số đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 14% vào năm 2022 và mục tiêu đạt 25% vào năm 2025, Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế số cao nhất Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022, thị trường TMĐT của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu lên đến 23 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Phan Tâm cho biết, giờ đây, metaverse đang mở rộng khái niệm TMĐT ra ngoài không gian ba chiều truyền thống, hướng đến một thế giới kỹ thuật số đa dạng và sinh động hơn bao giờ hết.

Trong đó, metaverse được hiểu như một vũ trụ ảo, nơi con người có thể tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Chẳng hạn, trong metaverse thì hai người có thể cùng tham dự một buổi hòa nhạc dù đang ở hai lục địa khác nhau. Còn với các công ty game, metaverse có thể rạo ra một nền kinh tế số với sự hỗ trợ của blockchain.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đã có đủ những điều kiện cơ bản để nhập cuộc với xu hướng công nghệ mới. Với dân số trẻ, đầy năng động và sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm của kinh tế số trong khu vực và trên thế giới.

Cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm của nền kinh tế số
Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Phan Tâm

Để biến tiềm năng thành hiện thực, Chính phủ Việt Nam đã và đang hoạch định các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh chóng và bền vững kinh tế số, trong đó có kinh tế số ảo với hàng loạt các giải pháp như: nâng cấp hạ tầng công nghệ và nâng cao chất lượng kết nối Internet - yếu tố cơ bản để phát triển metaverse; chú trọng đầu tư vào an ninh mạng, đảm bảo một môi trường metaverse an toàn cho người dùng…

Đồng thời, Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ số, qua đó hình thành lực lượng lao động không chỉ giỏi công nghệ mà còn sáng tạo và linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường số ảo năng động và đầy thách thức.

Với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Thứ trưởng cho biết Việt Nam đã và đang triển khai một số hoạt động thử nghiệm để tích hợp công nghệ blockchain, AI và VR/AR vào nền kinh tế, mở rộng khả năng ứng dụng của metaverse từ giải trí đến giáo dục, y tế và bất động sản ảo.

"Chúng ta không bỏ qua xu hướng metaverse, nhưng cũng không thể không cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, Việt Nam hướng đến việc xây dựng một lộ trình phát triển văn minh nhưng an toàn, một hệ thống pháp lý và quản lý minh bạch để tạo dựng lòng tin và khuyến khích sự sáng tạo", Thứ trưởng Phan tâm nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng khẳng định thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hai nước có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cùng nhau tạo dựng một nền kinh tế hội tụ ảo mạnh mẽ và bền vững.

Trên thế giới, metaverse đã có những phát triển vào tháng 8/2020. Năm 2021, đã có 5.700 tỷ USD đầu tư cho metaverse. Con số đầu tư cho metaverse đã tăng gấp đôi, và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Lý do tăng đầu tư là sự phát triển metaverse giống như sự phát triển của AI vào 5 năm trước và số tiền đầu tư cho metaverse còn cao hơn đầu tư cho AI vào 5 năm trước.

Cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm của nền kinh tế số 1
Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc Park - ông Yoon Gyu

Khái niệm metaverse đã được Hàn Quốc xác định là nằm giữa hiện thực và thế giới ảo. Dự báo trong 5 năm tới, có nhiều phương tiện, thiết bị để trao đổi trong metaverse và 5 năm sau đó nữa doanh thu liên quan đến metaverse sẽ rất lớn. Những khu vực đầu tiên tăng trưởng nhờ metaverse chủ yếu liên quan đến sản xuất ô tô và tự động hoá

Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc Park - ông Yoon Gyu cho hay, trong những năm qua, Hàn Quốc và Việt Nam đã tạo lập một nền tảng cùng tồn tại và phát triển thông qua hợp tác kinh tế.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay, giao thương giữa 2 nước đã tăng 175 lần. Hàn Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Bản thân ông Park Yoon Gyu khi đến thăm Việt Nam để mở rộng hợp tác kỹ thuật số đã rất ấn tượng với tốc độ và đường lối chuyển đổi số của Việt Nam.

Theo ông Park Yoon Gyu, để nâng cao năng lực cạnh tranh kỹ thuật số của quốc gia, chính phủ Hàn Quốc đang rất nỗ lực để phát triển các ngành công nghiệp mới một cách hệ thống như: trí tuệ nhân tạo AI, 6G, Metaverse và mở rộng đổi mới kỹ thuật số trong mọi mặt của kinh tế và xã hội.

Tháng 9 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố "Tuyên ngôn về quyền kỹ thuật số". Đây là một khuôn phép, trật tự kỹ thuật số mới.

Chính phủ Hàn Quốc mong muốn thực hiện đổi mới kỹ thuật số cùng với Việt Nam, đồng thờ nỗ lực hiện thực hóa một xã hội phát triển mạnh về kỹ thuật số, nơi mọi người đều được hưởng lợi ích từ đổi mới kỹ thuật số một cách công bằng.

Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều điểm sáng, mô hình hay đã xuất hiện trong đầu năm nay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…. Kinh tế số đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, tỷ trọng kinh tế số/GDP nửa đầu năm nay đạt gần 15%.
Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều điểm sáng, mô hình hay đã xuất hiện trong đầu năm nay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…. Kinh tế số đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, tỷ trọng kinh tế số/GDP nửa đầu năm nay đạt gần 15%.
Tháo điểm nghẽn giá điện

Tháo điểm nghẽn giá điện

Tiêu điểm -  1 năm

Đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp điện, vướng mắc nhất vẫn là giá điện.

Quảng Ninh bứt phá hút vốn FDI

Quảng Ninh bứt phá hút vốn FDI

Tiêu điểm -  1 năm

Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 10 tháng đầu năm 2023.

Sức hút của du lịch Quảng Ninh

Sức hút của du lịch Quảng Ninh

Tiêu điểm -  1 năm

Những thắng cảnh trời ban cùng với nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói theo hướng bền vững, thương hiệu du lịch Quảng Ninh đang dần khẳng định mình trên bản đồ du lịch thế giới.

Bắt giám đốc Công ty Mua bán điện Nguyễn Danh Sơn

Bắt giám đốc Công ty Mua bán điện Nguyễn Danh Sơn

Tiêu điểm -  1 năm

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  2 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  2 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  4 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  7 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.