Tiêu điểm
Cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm của nền kinh tế số
Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Phan Tâm khẳng định, Việt Nam không bỏ qua các xu hướng công nghệ mới áp dụng vào nền kinh tế số, nhưng cũng đồng thời cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn.
Tại Việt Nam, kinh tế số đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 14% vào năm 2022 và mục tiêu đạt 25% vào năm 2025, Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế số cao nhất Đông Nam Á trong những năm gần đây.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022, thị trường TMĐT của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu lên đến 23 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Phan Tâm cho biết, giờ đây, metaverse đang mở rộng khái niệm TMĐT ra ngoài không gian ba chiều truyền thống, hướng đến một thế giới kỹ thuật số đa dạng và sinh động hơn bao giờ hết.
Trong đó, metaverse được hiểu như một vũ trụ ảo, nơi con người có thể tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Chẳng hạn, trong metaverse thì hai người có thể cùng tham dự một buổi hòa nhạc dù đang ở hai lục địa khác nhau. Còn với các công ty game, metaverse có thể rạo ra một nền kinh tế số với sự hỗ trợ của blockchain.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đã có đủ những điều kiện cơ bản để nhập cuộc với xu hướng công nghệ mới. Với dân số trẻ, đầy năng động và sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm của kinh tế số trong khu vực và trên thế giới.
Để biến tiềm năng thành hiện thực, Chính phủ Việt Nam đã và đang hoạch định các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh chóng và bền vững kinh tế số, trong đó có kinh tế số ảo với hàng loạt các giải pháp như: nâng cấp hạ tầng công nghệ và nâng cao chất lượng kết nối Internet - yếu tố cơ bản để phát triển metaverse; chú trọng đầu tư vào an ninh mạng, đảm bảo một môi trường metaverse an toàn cho người dùng…
Đồng thời, Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ số, qua đó hình thành lực lượng lao động không chỉ giỏi công nghệ mà còn sáng tạo và linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường số ảo năng động và đầy thách thức.
Với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Thứ trưởng cho biết Việt Nam đã và đang triển khai một số hoạt động thử nghiệm để tích hợp công nghệ blockchain, AI và VR/AR vào nền kinh tế, mở rộng khả năng ứng dụng của metaverse từ giải trí đến giáo dục, y tế và bất động sản ảo.
"Chúng ta không bỏ qua xu hướng metaverse, nhưng cũng không thể không cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, Việt Nam hướng đến việc xây dựng một lộ trình phát triển văn minh nhưng an toàn, một hệ thống pháp lý và quản lý minh bạch để tạo dựng lòng tin và khuyến khích sự sáng tạo", Thứ trưởng Phan tâm nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng khẳng định thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hai nước có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cùng nhau tạo dựng một nền kinh tế hội tụ ảo mạnh mẽ và bền vững.
Trên thế giới, metaverse đã có những phát triển vào tháng 8/2020. Năm 2021, đã có 5.700 tỷ USD đầu tư cho metaverse. Con số đầu tư cho metaverse đã tăng gấp đôi, và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Lý do tăng đầu tư là sự phát triển metaverse giống như sự phát triển của AI vào 5 năm trước và số tiền đầu tư cho metaverse còn cao hơn đầu tư cho AI vào 5 năm trước.
Khái niệm metaverse đã được Hàn Quốc xác định là nằm giữa hiện thực và thế giới ảo. Dự báo trong 5 năm tới, có nhiều phương tiện, thiết bị để trao đổi trong metaverse và 5 năm sau đó nữa doanh thu liên quan đến metaverse sẽ rất lớn. Những khu vực đầu tiên tăng trưởng nhờ metaverse chủ yếu liên quan đến sản xuất ô tô và tự động hoá
Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc Park - ông Yoon Gyu cho hay, trong những năm qua, Hàn Quốc và Việt Nam đã tạo lập một nền tảng cùng tồn tại và phát triển thông qua hợp tác kinh tế.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay, giao thương giữa 2 nước đã tăng 175 lần. Hàn Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Bản thân ông Park Yoon Gyu khi đến thăm Việt Nam để mở rộng hợp tác kỹ thuật số đã rất ấn tượng với tốc độ và đường lối chuyển đổi số của Việt Nam.
Theo ông Park Yoon Gyu, để nâng cao năng lực cạnh tranh kỹ thuật số của quốc gia, chính phủ Hàn Quốc đang rất nỗ lực để phát triển các ngành công nghiệp mới một cách hệ thống như: trí tuệ nhân tạo AI, 6G, Metaverse và mở rộng đổi mới kỹ thuật số trong mọi mặt của kinh tế và xã hội.
Tháng 9 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố "Tuyên ngôn về quyền kỹ thuật số". Đây là một khuôn phép, trật tự kỹ thuật số mới.
Chính phủ Hàn Quốc mong muốn thực hiện đổi mới kỹ thuật số cùng với Việt Nam, đồng thờ nỗ lực hiện thực hóa một xã hội phát triển mạnh về kỹ thuật số, nơi mọi người đều được hưởng lợi ích từ đổi mới kỹ thuật số một cách công bằng.
Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm
Tháo điểm nghẽn giá điện
Đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp điện, vướng mắc nhất vẫn là giá điện.
Quảng Ninh bứt phá hút vốn FDI
Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 10 tháng đầu năm 2023.
Sức hút của du lịch Quảng Ninh
Những thắng cảnh trời ban cùng với nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói theo hướng bền vững, thương hiệu du lịch Quảng Ninh đang dần khẳng định mình trên bản đồ du lịch thế giới.
Bắt giám đốc Công ty Mua bán điện Nguyễn Danh Sơn
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.