Doanh nghiệp
Coca-Cola sắp thoát kiếp bị ‘bêu tên’ chuyển giá trốn thuế?
Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất thế giới đều báo lãi hàng trăm tỷ đồng tại Việt Nam, qua đó giảm được đáng kể khoản lỗ lũy kế.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, Coca-Cola là một trong những tập đoàn đa quốc gia đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sau 20 năm xuất hiện tại thị trường trong nước, Coca-Cola đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng hệ thống với 3 nhà máy lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Công ty cũng trở thành một trong những nhà sản xuất dẫn đầu trong mảng nước giải khát, đồ uống có ga, với các sản phẩm chủ lực như coca-cola, fanta, sprite, nutri boost, dasani, aquarius, samurai…
Song song với thương hiệu nổi tiếng được đông đảo người dùng biết tới, 2 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Coca-Cola cũng vướng vào nghi án trốn thuế như nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cơ quan thuế cáo buộc, thông qua các hoạt động chuyển giá nguyên liệu lòng vòng giữa các công ty con, Coca-Cola tự áp mức giá nguyên liệu độc quyền rất cao. Qua đó, dù doanh thu tăng trưởng đều đặn qua các năm, Coca-Cola Việt Nam luôn luôn thua lỗ. Tính tới năm 2014, khoản lỗ lũy kế của Coca-Cola Việt Nam lên tới hơn 3.700 tỷ đồng.
Trong quá khứ, việc chuyển giá, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp như cách Coca-Cola Việt Nam làm là hoạt động thường xuyên, được hầu hết các doanh nghiệp FDI áp dụng. Samsung, doanh nghiệp FDI đã rót đầu tư tới 10 tỷ USD vào Việt Nam, cũng không phải ngoại lệ.
Mặc dù vậy, trong những năm trở lại đây, trước sức ép từ phía các cơ quan thuế và đặc biệt là dư luận, các doanh nghiệp FDI đã bắt đầu tỏ ra nghiêm túc hơn với nghĩa vụ thuế. Một số doanh nghiệp bất ngờ báo cáo có lãi, dù bối cảnh thị trường không thay đổi nhiều.
Với Coca-Cola, sau khi lỗ lũy kế đạt đỉnh, đơn vị này cũng tiến hành một số thay đổi. Công ty bắt đầu báo cáo có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vài trăm tỷ đồng mỗi năm trên quy mô vốn điều lệ hơn 8.200 tỷ đồng.
Năm 2015, Coca-Cola công bố doanh thu 6.821 tỷ đồng, lãi gộp 2.524 tỷ đồng và lãi sau thuế 557 tỷ đồng. Sang năm 2016, công ty tiếp tục báo cáo doanh thu và lợi nhuận tương đương năm trước đó, với lợi nhuận đạt khoảng 500 tỷ đồng.
Sang năm 2017, Coca-Cola có sự tăng trưởng khi doanh thu tăng khoảng 6%, đạt 7.218 tỷ đồng, nhưng giá vốn có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, khiến lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 227 tỷ đồng, bằng một nửa so với 2 năm trước đó.

Việc báo lãi đều đặn qua các năm giúp Coca-Cola giảm nhanh được khoản lỗ lũy kế. Nếu năm 2014, công ty lỗ lũy kế 3.700 tỷ đồng thì tới năm 2017, con số này còn 2.450 tỷ đồng.
Sau khi báo lãi, Coca-Cola cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế khi nộp hàng trăm tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm. Theo công bố của doanh nghiệp này từ tháng 7/2015 thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp là 5,4 triệu USD (2015) và 8,6 triệu USD (2016).
Có thể thấy, với tốc độ lợi nhuận như hiện nay, chỉ cần thêm vài năm nữa là Coca-Cola có thể xử lý toàn bộ các khoản lỗ tại Việt Nam trong suốt 20 năm. Tuy nhiên, điều đó có trở thành hiện thực hay không dường như nằm hoàn toàn trong tay Coca-Cola.
Bản thân cơ quan thuế từng chia sẻ, việc chứng minh Coca-Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù.
Trong trường hợp Coca-Cola muốn hát lại điệp khúc thua lỗ, cơ quan thuế cũng khó có phương pháp để xử lý.
Báo cáo của Euromonitor cho thấy, nếu năm 2013, cả nước tiêu thụ khoảng 3,4 tỷ lít đồ uống không cồn/nước giải khát thì sang năm 2017, con số này đã là 5,3 tỷ lít, tăng 55% chỉ sau 5 năm.
Tính riêng năm 2017, một số loại đồ uống cũng cho thấy mức độ tăng trưởng rất tích cực với mức tăng trưởng 2 chữ số. Tỉ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ, giá trị thị trường cũng tăng mạnh. Năm 2017, quy mô thị trường đạt gần 103 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2016.
Thị trường đồ uống không cồn bao gồm thức uống tăng lực, nước hoa quả, nước suối đóng chai và nước ép, cùng nhiều loại đồ uống khác. Trong bối cảnh thu nhập người dân Việt Nam ngày một tăng, đồng thời mọi người ngày càng bận rộn, phải đi ăn ngoài nhiều hơn, doanh thu các sản phẩm nước đóng chai cũng tăng theo.
Tuy nhiên, thành công không dành cho tất cả. Trong khi một số doanh nghiệp như PepsiCo “ăn mừng” vì thắng lớn, một số tên tuổi hùng mạnh một thời lại cho thấy sự sa sút đáng kể như Tân Hiệp Phát (THP) và URC. Trong khi đó Coca-Cola tăng trưởng thấp.
Báo cáo của Euromonitor cho thấy, thị phần tính theo doanh số của doanh nghiệp này trên kênh bán hàng đại lý, siêu thị...(off trade) chỉ quanh ngưỡng 10 - 11% trong 5 năm qua. Trong khi PepsiCo tăng mạnh từ 27% lên 33%.

Coca-cola chuẩn bị bán đồ uống pha giữa nước ngọt và rượu sochu
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.