Công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy GDP quý II tăng gần 7%

Nhật Hạ Thứ bảy, 29/06/2024 - 17:20

GDP Việt Nam quý II tăng 6,93%, được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và dịch vụ, phản ánh sự phục hồi kinh tế tích cực. Đây là mức cao hơn hai kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trước đó.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý II/2024 đã chứng kiến một mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 6,9% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.

Đây là mức tăng cao nhất kể từ quý II/2022, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8% của năm 2022 trong giai đoạn 2020-2024.

Công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy GDP quý II tăng gần 7%

Mức này cũng cao hơn hai kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra vào tháng 4. Theo đó, ở kịch bản cao hơn, để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% - cận trên mục tiêu của Quốc hội đề ra, quý II tăng trưởng 6,3%, quý III và quý IV lần lượt tăng 6,8% và 7,1%.

Do đó, với mức tăng trưởng thực tế ở quý II, áp lực cho nửa cuối năm sẽ được ‘bớt căng’ đi đáng kể.

Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,3%, đóng góp 5,4% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định với sản lượng một số cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản đều tăng khá.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tăng 8,3% và đóng góp 45,7% vào mức tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 7,5%, chỉ thấp hơn mức tăng 8,3% của cùng kỳ năm 2022.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tốc độ tăng 8,7%, đóng góp 2,1 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 13,3%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,1%. Ngành xây dựng cũng đạt mức tăng 7,3%, cao nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2020-2024.

Công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy GDP quý II tăng gần 7% 1
Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Hoàng Anh

Cùng với đó, khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với mức tăng 7,1%, đóng góp 48,9% vào mức tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Các hoạt động ngoại thương, vận tải, du lịch đều tăng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các ngành bán buôn và bán lẻ, vận tải, kho bãi, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ lưu trú và ăn uống đều ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể.

Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam được phân chia như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,4%; khu vực dịch vụ chiếm 43,4%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,7%.

Về sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,8%, đóng góp 64,3% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 6,7%, đóng góp 35,2%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,9%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,0%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,6%.

Tuy nhiên, đánh giá sau đợt tham vấn định kỳ, ông Paulo Medas, Trưởng nhóm phụ trách Việt Nam của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cho rằng rủi ro vẫn còn cao đối với nền kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu - động lực chính của kinh tế Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng nếu tăng trưởng toàn cầu không đạt kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị kéo dài hoặc tranh chấp thương mại gia tăng. 

Ngoài ra, nhu cầu trong nước dự báo vẫn còn yếu do các doanh nghiệp gặp khó khăn với mức nợ cao, trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi hoàn toàn trong trung hạn.

Các vấn đề kéo dài trong thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm suy yếu sự ổn định tài chính.

Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Diễn đàn quản trị -  2 tháng
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sau đợt tham vấn mới nhất của tổ chức này.
Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Diễn đàn quản trị -  2 tháng
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sau đợt tham vấn mới nhất của tổ chức này.
VNDirect đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng

VNDirect đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng

Tài chính -  2 tháng

Sự thận trọng của VNDirect dựa trên nhận định triển vọng tới đây nằm ở mức độ không chắc chắn và phụ thuộc vào biến số vĩ mô của Mỹ và Việt Nam.

Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Diễn đàn quản trị -  2 tháng

Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sau đợt tham vấn mới nhất của tổ chức này.

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Tiêu điểm -  2 tháng

Theo các kịch bản được VEPR xây dựng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 cao nhất dự kiến chỉ ở mức 6,01%, thấp hơn mức mục tiêu 6,5%.

Các động lực tăng trưởng khó tạo đột phá

Các động lực tăng trưởng khó tạo đột phá

Tiêu điểm -  2 tháng

Các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu, dưới tác động của tình hình thế giới, khó tạo ra bước đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.