Khơi thông những nguồn lực đang tắc nghẽn
Hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực tắc nghẽn bằng cải cách thể chế, thủ tục hành chính là chìa khóa để Việt Nam biến nguy thành cơ trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu, dưới tác động của tình hình thế giới, khó tạo ra bước đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Cụ thể, về phía cung, khu vực nông nghiệp là bệ đỡ cho tăng trưởng, vẫn duy trì tăng ổn định khoảng 3 – 4%, khó có sự bứt phá. Khu vực công nghiệp có cải thiện nhưng chưa thể chuyển biến nhanh do phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế vốn cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn.
Dịch vụ, du lịch đang chứng kiến những tín hiệu tích cực nhưng cũng không có yếu tố đột phá, lại vấp phải cạnh tranh gay gắt từ quốc tế nên chưa thể đưa đà tăng trưởng kinh tế lên mức cao.
Trong bối cảnh khó khăn, Việt Nam kỳ vọng vào các động lực tăng trưởng từ mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ngành công nghiệp bán dẫn nhưng tất cả những lĩnh vực này Việt Nam đều đang tiến triển chậm, có nguy cơ không bắt kịp được với tiến trình chuyển đổi của thế giới.
Doanh nghiệp là chủ thể chính cho động lực từ phía cung nhưng phải đối diện với ba khó khăn lớn ở cả thị trường, nguồn vốn và pháp lý. Trong đó, câu chuyện thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để vẫn là bài toán cố hữu gây nên khó khăn cho doanh nghiệp.
Về phía cầu, tiêu dùng trong nước tăng trưởng ở mức khá nhưng dự báo cả năm không thể đạt mức cao như năm 2023 và giai đoạn 2015 – 2019. Xuất khẩu là điểm sáng nhưng doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cũng như các rủi ro phòng vệ thương mại của thị trường thế giới.
Đầu tư tư nhân phục hồi chậm, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tích cực nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các tháng trong năm 2024, tác động tới tăng trưởng không chỉ năm 2024 mà còn trong trung và dài hạn.
Khẳng định các động lực tăng trưởng đang mờ nhạt là khó khăn lớn nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, ông Vũ Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho biết, áp lực còn lớn hơn nữa với thách thức ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Cụ thể, bình quân năm tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,03% so với cùng kỳ và có thể tiếp tục tăng bởi những yếu tố rất khó nắm bắt như biến động giá trên toàn cầu và tâm lý của người dân, doanh nghiệp.
Tiếp đó, thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được tháo gỡ triệt để như tăng trưởng tín dụng thấp, ngân hàng yếu kém, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.
Những thách thức an ninh như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy cũng là câu chuyện đáng lưu tâm trong bối cảnh phục hồi đà tăng trưởng.
Với những khó khăn đặt ra cho nền kinh tế, ông Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư tập trung tham mưu với Chính phủ bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mới. Trong đó, tháo gỡ ngay những quy định, thủ tục hành chính, quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh không hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Tiếp tục xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh, quy định, cơ chế phát triển xanh, thử nghiệm kinh tế tuần hoàn.
Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đang nghiên cứu xây dựng chính sách với quy mô đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp đầu đàn để dẫn dắt những chuyển đổi lớn của nền kinh tế.
Thứ hai, làm mới các động lực tăng trưởng gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, trong đó tập trung đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và thu hút FDI vào các dự án công nghệ cao.
Thứ ba, tham mưu với Chính phủ các biện pháp kịp thời điều hành giá cả, đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm đạt mức cận dưới theo mục tiêu 4 – 4,5% Quốc hội đề ra.
Cuối cùng, hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ông Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ xây dựng và trình Quốc hội Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ VIII nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, và giảm bớt thủ tục hành chính trong đầu tư công.
Đồng thời, Bộ đang nghiên cứu và sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, cũng như tổng kết thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và các dự án, công trình giao thông đường bộ, báo cáo Chính phủ nhằm cho phép mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả.
Hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực tắc nghẽn bằng cải cách thể chế, thủ tục hành chính là chìa khóa để Việt Nam biến nguy thành cơ trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Việt Nam cần tập trung vào tăng cầu trong nước để tạo động lực cho nền kinh tế, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo.
Doanh thu của các báo, tạp chí đang ngày càng khó khăn hơn do phải cạnh tranh gay gắt về nguồn thu quảng cáo với các nền tảng mạng xã hội.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá, lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý và theo dõi chặt chẽ bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng trong thời gian tới.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.