Công ty bảo hiểm không kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận

Trần Anh Thứ bảy, 16/04/2022 - 08:54

Mặc dù năm 2022 có nhiều cơ hội để doanh thu phí bảo hiểm phục hồi đà tăng trưởng nhưng chi phí sẽ gia tăng và nguồn thu từ các khoản đầu tư trong quá khứ không còn dồi dào như trước.

Tổng hợp kế hoạch kinh doanh năm 2022 của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, đa phần các doanh nghiệp đều kỳ vọng tăng trưởng khả quan về doanh thu phí bảo hiểm nhưng thận trọng về lợi nhuận với các kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng tốc độ tăng thấp hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc.

Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ngoài nguyên nhân về tỷ lệ bồi thường sẽ trở lại mức bình thường từ mức thấp đột biến của năm 2021, việc khởi động lại các chương trình hỗ trợ kinh doanh sau một năm cắt giảm cũng sẽ tác động khiến chi phí bán hàng tăng mạnh. Lợi nhuận gộp từ kinh doanh bảo hiểm, theo đó, có thể sẽ thu hẹp.

Căn cứ vào bối cảnh thị trường cổ phiếu ảm đạm của năm nay, đối với nguồn thu từ đầu tư thường chiếm hơn 70% lợi nhuận của các công ty bảo hiểm, lãi cao từ hiện thực hóa lợi nhuận đầu tư cổ phiếu và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư như năm 2021 sẽ không lặp lại.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ chỉ tăng nhẹ 30-50 điểm cơ bản với các kỳ hạn dưới 1 năm (kỳ hạn gửi tiền phổ biến của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ) theo định hướng hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ trong khi quy mô tiền gửi sẽ tăng tương ứng với quy mô phí bảo hiểm (13-14%).

VDSC đánh giá, mức tăng về lợi nhuận từ tiền gửi sẽ không đủ lớn để bù đắp cho phần giảm của lợi nhuận từ cổ phiếu. Do đó, lợi nhuận đầu tư cũng sẽ suy giảm trong năm nay.

Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm không quá lạc quan về kế hoạch lợi nhuận là bởi doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 được kỳ vọng trở lại với đà tăng trưởng cao nhưng chi phí bồi thường cũng sẽ tăng cao hơn.

Bối cảnh nền kinh tế phục hồi và các thay đổi về chính sách đang mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu phí của nhiều sản phẩm bảo hiểm.

Đầu tiên là việc Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6-6,5% và thông thường, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ luôn gấp đôi tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các biến động địa chính trị gần đây đã và đang gây nhiều hệ quả tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, gián tiếp ảnh hưởng nhu cầu bảo hiểm trong thời gian tới. Mặc dù vậy, VDSC vẫn kỳ vọng doanh thu phí sẽ phục hồi tốt từ mức nền thấp của năm 2021.

Ngoài ra, Chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ tháng 12/2021 và kéo dài trong 6 tháng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán xe và phí bảo hiểm xe cơ giới.

Nghị định 97/2021/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (có hiệu lực từ tháng 12/2021) được kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức rủi ro của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, gián tiếp khuyến khích nhu cầu mua bảo hiểm cháy nổ và giảm tỷ lệ bồi thường của sản phẩm này.

Nghị định số 20/2022 NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bổ sung quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, tạo cơ sở tăng trưởng doanh thu cho bảo hiểm trách nhiệm hoặc bảo hiểm xây dựng (tùy theo cách phân loại của công ty bảo hiểm).

Thực tế, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ 2 tháng đầu năm đạt 11.248 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Sau khi xem xét các yếu tố bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam mới nổi lên gần đây, các chuyên gia dự phóng tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ có thể sẽ chậm lại trong các tháng tới và tăng trưởng cả năm có thể đạt xấp xỉ 13-14% hay 65.386 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, VDSC đánh giá nhiều khả năng chi phí bồi thường sẽ tăng mạnh trở lại trong năm 2022. Với giả định tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc 13,5% và tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 38,9%, số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc toàn ngành có thể tăng 34,6% lên 25.435 tỷ đồng.

Về doanh nghiệp nhà nước, cùng xem thủ tướng mới giải quyết vấn đề cũ

Về doanh nghiệp nhà nước, cùng xem thủ tướng mới giải quyết vấn đề cũ

Tiêu điểm -  2 năm
Hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là nguồn lực đang nắm giữ và thị trường đang chi phối.
Về doanh nghiệp nhà nước, cùng xem thủ tướng mới giải quyết vấn đề cũ

Về doanh nghiệp nhà nước, cùng xem thủ tướng mới giải quyết vấn đề cũ

Tiêu điểm -  2 năm
Hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là nguồn lực đang nắm giữ và thị trường đang chi phối.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".