Doanh nghiệp
Công ty bí ẩn chi hơn 4.200 tỷ đồng thâu tóm Sudico
Hoạt động kinh doanh không có nhiều nổi bật những năm gần đây, song lợi thế của Sudico là quỹ đất rộng lớn, vị trí đẹp còn chưa được khai thác.

Ngày 28/4, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Đầu tư An Phát đã có báo cáo gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) về việc trở thành cổ đông lớn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico).
Theo đó, trong ngày 27/4, Công ty An Phát đã thực hiện mua hơn 41,7 triệu cổ phiếu SJS, tương ứng 36,6% vốn điều lệ của Sudico từ thương vụ thoái vốn của Tổng công ty Sông Đà, thông qua cuộc đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mức giá trúng bình quân là 102.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 100 đồng so với giá khởi điểm và cao hơn 29% thị giá hiện tại, tương đương tổng giá trị trên 4.200 tỷ đồng.
Là một trong những thương vụ đấu giá cổ phần lớn nhất trong vài năm gần đây, song thông không có nhiều thông tin về công ty Đầu tư An Phát. Theo giấy đăng ký kinh doanh, Đầu tư An Phát ra đời vào ngày 15/12/2016, hiện trụ sở chính đặt tại tòa nhà Lotus, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời điểm ban đầu, doanh nghiệp xây dựng này có vốn điều lệ 40 tỷ đồng, góp bởi ba cá nhân là bà Mạc Thị Luận (1973), Võ Thị Thanh Trà (1981) và ông Quách Đức Sơn (1980), chủ tịch hội đồng quản trị và cũng là người sở hữu 92% cổ phần.
Đến giữa tháng 2/2017, Công ty Đầu tư An Phát tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông không thay đổi. Nửa năm trước đợt đấu giá cổ phiếu Sudico, Đầu tư An Phát tiếp tục tăng vốn rất mạnh lên 1.800 tỷ đồng, cùng với đó vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị chuyển sang cho ông Phạm Thành Huy.
Hiện ông Huy cũng đang đứng tên ở Công ty Cổ phần Mặt trời Sông Hồng, pháp nhân có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Sông Hồng Thủ đô, quy mô hơn 44ha.
Mặt trời Sông Hồng là chủ đầu tư của dự án "Khu đô thị Sông Hồng" tại xã Mê Linh - xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Nhiều tài sản liên quan đến dự án này được dùng làm tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Việt Á – ngân hàng hiện cũng đang là chủ nợ chính của Sudico.
Sudico là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, được thành lập vào ngày 12/9/2001. Đến năm 2003, Sudico chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Trải qua nhiều đợt tăng vốn, hiện vốn điều lệ của Sudico đã vượt ngưỡng 1.148 tỷ đồng.
Đây từng là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên thị trường chứng khoán, nổi bật với dự án Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì quy mô 36 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, một trong những dự án lớn nhất Hà Nội những năm đầu thập niên 2000.
Sau thành công trên, Sudico đã triển khai nhiều dự án đô thị, dân cư và du lịch sinh thái lớn khắp cả nước như: Dự án khu đô thị mới Nam An Khánh và phần mở rộng (tổng diện tích 280 ha), dự án khu nhà ở Văn La – Văn Khê (12ha), dự án khách sạn Sông Đà – Hạ Long; dự án Khu dân cư Long Tân – Nhơn Trạch – Đồng Nai (65ha); Các dự án đang trong quá trình đầu tư, như dự án khu đô thị mới Tiến Xuân (1.115ha), dự án Hòa Hải – Đà Nẵng (12ha), dự án Khu du lịch sinh thái Sông Đà Ngọc Vừng (39ha)… Dù vậy một số dự án trong số này đã gặp những vướng mắc pháp lý.
Hoạt động kinh doanh của Sudico không có nhiều nổi bật trong những năm gần đây. Công ty đã rất nhiều lần xin lùi lịch trả cổ tức của năm 2016, 2017 và lần gần nhất là xin lùi đến 30/12/2022. Mặc dù vậy, lợi thế của Sudico là khối lượng tài sản lớn, đặc biệt là các dự án bất động sản đẹp còn chưa khai thác.
Tại thời điểm 31/12/2021, Sudico có tổng tài sản hơn 6.900 tỷ đồng, chiếm phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại 2 dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh (3.538 tỷ) và Khu đô thị mới Hòa Hải – Đà Nẵng (1.164 tỷ).
Quảng Ninh muốn lấy lại dự án khu du lịch của Sudico ở Vân Đồn
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.