Tài chính
Công ty tài chính bất lực với khách hàng 'bùng nợ'
Việc đánh đồng các công ty tài chính với các tổ chức tín dụng đen khiến một bộ phận khách hàng không còn ý thức trả nợ. Hàng loạt hội nhóm ra đời chia sẻ cách thức trốn nợ, tạo hệ luỵ lớn cho các công ty tài chính.

Công ty tài chính bị đánh đồng với tín dụng đen
Nếu giai đoạn 2019 - 2021, FE Credit chỉ ghi nhận 2 trường hợp cán bộ tín dụng bị khách hàng đe dọa, gây cản trở thì từ cuối năm 2022 đến nay, có tới 24 trường hợp. Tình trạng này xảy ra liên tiếp đã tạo tâm lý bất ổn, hoang mang cho các nhân viên thu hồi nợ.
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, quyền Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) tại Hội thảo “Gỡ khó cho vay tiêu dùng - Đẩy lùi tín dụng đen” do VTV Money tổ chức.
Nghịch lý con nợ không trả tiền, thậm chí thách thức, đe dọa lại chủ nợ đang làm đau đầu các công ty tài chính tiêu dùng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, các công ty tài chính hiện đều gặp rất nhiều khó khăn do nợ xấu ngày càng tăng cao. Nguyên nhân bên cạnh những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan và rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý, đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ.
“Có cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền. Một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan quản lý trấn áp tội phạm tín dụng đen và cố tình quy kết các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép là tổ chức tín dụng đen nên không trả nợ và thành lập hội bùng nợ trên Zalo, Facebook nhưng không hề bị xử lý", ông Hùng chia sẻ.
"Công ty tài chính tiêu dùng đang hoang mang không biết thu nợ như thế nào", ông cho biết thêm.
Theo báo cáo của Fiingroup, nợ xấu tại các công ty tài chính đã tăng từ 10,7% cuối năm 2022 lên tới 12,5% sau sáu tháng năm 2023. Nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.
Lý giải nguyên nhân, khách hàng “bùng nợ thoải mái" như hiện nay, đại diện FE Credit cho rằng vấn đề chính đến từ hiểu biết của người đi vay chưa đầy đủ, chưa nhận thức được hậu quả của hành động không trả nợ.
Còn ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit) nhận định một phần là do nền kinh tế đang khó khăn, người lao động mất việc, giảm thu nhập và ngay lập tức họ nghĩ đến việc làm sao để trốn nợ. Còn nếu công việc đang tốt, thu nhập ổn định thì tình trạng này sẽ không phổ biến.
Mặt khác, nhiều người có suy nghĩ các công ty tài chính cũng như các tổ chức tín dụng đen.
"Có 16 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép song giá trị tích cực mà các công ty này đang bị pha loãng bởi sự xâm lấn của hàng trăm tổ chức tín dụng phi chính thức, hay còn gọi là tín dụng đen.
Việc bùng nổ các ứng dụng cho vay tiêu dùng giả danh khiến góc nhìn của nhiều người đối với hoạt động của các công ty tài chính được cấp phép trở nên méo mó", ông Ninh nhấn mạnh.
Thiếu tá Nguyễn Ngọc Sơn, Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, trong ba năm qua đã có 2.740 vụ với gần 5.000 đối tượng liên quan đến tín dụng đen bị phát hiện, 3.399 bị can đã bị khởi tố điều tra.
Chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, lực lượng công an đã phát hiện, xử lý hơn 700 vụ, khởi tố trên 400 vụ và 800 bị can.
Bên cạnh “tín dụng đen” cho vay nóng thì giờ đây có thêm tín dụng đen công nghệ. Với sự phát triển của công nghệ, hàng loạt các ứng dụng cho vay online mọc lên, khó kiểm soát.
Về mặt pháp lý, các tổ chức tín dụng đen không có cơ sở gì để đòi nợ khách hàng. Việc đánh đồng các công ty tài chính với các tổ chức tín dụng đen khiến một bộ phận khách hàng không còn ý thức trả nợ.
Hàng loạt hội nhóm ra đời chia sẻ cách thức trốn nợ, người trước bảo người sau, tạo hệ luỵ lớn cho thị trường và các công ty tài chính.
Cần những tổ chức thu hồi nợ chuyên nghiệp
Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh cho biết về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam hiện tại tương đối hoàn chỉnh, có đủ chế tài để xử phạt những khách hàng “bùng nợ”, từ xử phạt hành chính cho tới khung hình sự.
“Kể cả với những hội nhóm đang chia sẻ cách thức trốn nợ trên mạng, chúng ta cũng hoàn toàn có thể xử lý dựa theo Luật An ninh mạng. Đầu tiên là xử phạt hành chính, sau đó nếu tiếp tục tái phạm có thể nâng lên khung xử lý hình sự”, ông Truyền chia sẻ.
Tuy nhiên, các công ty tài chính cũng không quá mặn mà với việc kiện khách hàng bởi các khoản vay tín chấp có đặc thù là quy mô nhỏ. Việc khởi kiện khách hàng lại chi phí lớn, thời gian xử lâu và nếu có quyết định của tòa thì cũng chưa chắc thi hành án được.
“Theo tôi, pháp luật có thể điều chỉnh hướng sang hình thức trọng tài, các cơ quan tài phán để xử lý sẽ hiệu quả hơn" ông Truyền nói.
"Mặt khác, dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp cũng nên được cân nhắc. Dịch vụ này hiện đang bị cấm trong Luật Đầu tư. Chúng ta cần xem xét, tạo hành lang pháp lý để dịch vụ này được hoạt động một cách chuyên nghiệp, thay vì bắt các công ty tài chính vừa huy động vốn, vừa giải ngân, vừa đòi nợ như hiện nay”, ông Truyền nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Quốc Ninh cho rằng cần nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho phép quản lý dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp. Tại nhiều quốc gia, đây là dịch vụ được quy định rõ ràng, chặt chẽ, tạo hành lang pháp lý cho dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp.
Về giải pháp đẩy lùi tín dụng đen, ông Ninh cho rằng giải pháp căn cơ nhất là những chính sách hỗ trợ vực dậy nền kinh tế; các chính sách tiền tệ, tài khoá để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, từ đó giúp hồi phục thị trường tiêu dùng.
Bên cạnh đó là, các cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động truyền thông về tín dụng tiêu dùng chính thống, phân biệt rõ với hoạt động tín dụng đen.
Ông Ninh cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước áp dụng ngưỡng nợ xấu riêng cho các công ty tài chính có sự khác biệt so với các ngân hàng thương mại và phù hợp với đặc thù hoạt động và cho vay với đối tượng có thu nhập trung bình, thấp, không ổn định… của các công ty tài chính.
Lợi nhuận công ty tài chính tiêu dùng phân hóa
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.