ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam
Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ cũng điều chỉnh dự báo về tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam lên 6,7% từ mức 6,5% hồi đầu năm.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%.
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân của việc chỉ số CPI tổng tháng 12 cao hơn 0,21% so với tháng 11 là do sự tăng giá của 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Cụ thể, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,55% (dịch vụ y tế tăng 3,30%) do trong tháng có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,13%).
Nhóm giao thông tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%;
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22% do giá gas, giá dầu hỏa và giá điện, nước sinh hoạt được điều chỉnh tăng, cùng với nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%, trong đó lương thực tăng 0,56%, thực phẩm giảm 0,5%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%.
Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%.
CPI bình quân năm 2017 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC và Thông tư số 02/2017/TT-BYT. Tính đến ngày 20/12/2017 đã có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế làm cho CPI tháng 12/2017 tăng khoảng 1,35% so với tháng 12/2016; CPI bình quân năm 2017 tăng 2,04% so với năm 2016.
Thêm vào đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12/2017 tăng 7,29% so với tháng 12/2016, tác động làm CPI tháng 12/2017 tăng 0,41% so với cuối năm 2016, CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.
Việc tăng lương tối thiếu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 và mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2017 làm giá bình quân một số loại dịch vụ như sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước, dịch vụ thuê người giúp việc gia đình năm 2017 tăng từ 3-8% so với năm 2016.
Ngoài ra còn một số yếu tố về thị trường, nhu cầu du lịch tăng, một số địa phương bị ảnh hưởng thiên tai, thời tiết bất lợi cũng làm CPI năm nay tăng so với năm 2016.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2017, trong đó chỉ số giá nhóm thực phẩm bình quân năm giảm 2,6% so với năm 2016 (chủ yếu giảm ở nhóm thịt tươi sống); tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân năm 2016.
Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ cũng điều chỉnh dự báo về tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam lên 6,7% từ mức 6,5% hồi đầu năm.
Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí để làm rõ hơn những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11/2017 đã tăng 0,13% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10/2017 đã tăng 0,41% so với tháng trước.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.