Phát triển bền vững

Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?

Hoàng Đông Thứ ba, 01/04/2025 - 11:04
Nghe audio
0:00

Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.

Tốn tiền để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, doanh nghiệp tiếp tục phải tốn tiền để chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Hoàng Anh.

Nhận xét về tiến trình chuyển đổi xanh, TS. Nguyễn Quốc Việt, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, doanh nghiệp đang bắt nhịp rất nhanh với những yêu cầu mới đặt ra về tính bền vững, từ đó tạo ra không khí chuyển đổi mạnh mẽ.

Xác nhận điều này, tuy nhiên, ông Trịnh Đức Kiên, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ, cũng thẳng thắn nhìn nhận, không ít doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện chuyển đổi xanh một cách qua loa, không “làm tận gốc”. Chẳng hạn, doanh nghiệp hô hào chuyển đổi xanh thông qua trồng cây, lắp hệ thống điện mặt trời nhưng vẫn dùng công nghệ sản xuất cũ gây tiêu hao nhiều nguyên liệu và năng lượng.

Nói về hiện tượng trên, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và môi trường, cho biết, doanh nghiệp đã có nhận thức về chuyển đổi xanh, chịu áp lực chuyển đổi xanh từ thị trường nhưng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là bài toán cân bằng với giá trị kinh tế và câu chuyện chi phí cho chuyển đổi.

Lấy ví dụ thực tế cho ngành nông nghiệp, ông Thắng chỉ ra, đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ mất rất nhiều khâu, tiêu tốn thời gian và tiền của. Thế nhưng khi đã sản xuất thành công sản phẩm hữu cơ, doanh nghiệp, nông dân còn phải tốn khoản tiền không nhỏ để chứng nhận cho những sản phẩm của mình.

Điều này đặt ra bài toán làm sao để có cơ chế hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai các giải pháp chuyển đổi xanh, qua đó đáp ứng tiêu chuẩn và giữ vững thị trường.

Chuyển đổi xanh là ‘cuộc đua tiếp sức’

Bình luận về giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh, ông Việt nhận xét, chuyển đổi xanh là “cuộc đua tiếp sức”, tức cần có sự vào cuộc, chung tay hỗ trợ của cả hệ thống, từ doanh nghiệp cho đến cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng các viện nghiên cứu, nhà khoa học.

Riêng đối với câu chuyện chi phí, theo vị chuyên gia kinh tế này, doanh nghiệp lớn có thể tìm hiểu, tiếp cận một số nguồn tài chính xanh quốc tế, bao gồm các khoản tài trợ, đầu tư, trái phiếu xanh.

Bằng cách tiếp cận và đáp ứng các tiêu chuẩn nhận tài chính xanh, doanh nghiệp đã phần nào trang bị thêm năng lực về kiến thức, kinh nghiệm cho công cuộc chuyển đổi xanh của mình.

Khi nhận vốn xanh từ các định chế tài chính quốc tế, doanh nghiệp phải đối diện với không ít rủi ro, bao gồm cả rủi ro về tỷ giá. Do đó, ông Việt đề nghị Nhà nước cần có cơ chế giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, có thể tham khảo cơ chế hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu đã phát huy vai trò tốt trong những năm qua.

Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã, hộ kinh doanh, việc đáp ứng nguồn vốn còn khó khăn hơn bởi không thể đáp ứng các yêu cầu từ nguồn vốn vay quốc tế, cũng khó lòng tiếp cận tín dụng với quy mô đủ lớn ở trong nước.

Thực tế, mô hình bảo lãnh tín dụng đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương, một số hợp tác xã, hộ kinh doanh có thể vay vốn thông qua các tổ chức như hội phụ nữ nhưng chỉ với số vốn không quá cao, trong khi một dự án chuyển đổi xanh có thể tiêu tốn chi phí hơn rất nhiều.

Mặt khác, vay tiền để đầu tư tài sản thì có thể dùng tài sản đó thế chấp ngân hàng, còn các dự án chuyển đổi xanh không có tài sản thế chấp nên doanh nghiệp nhỏ hay hộ kinh doanh khó có thể vay vốn.

Nói về giải pháp cho nhóm doanh nghiệp, hộ kinh doanh quy mô nhỏ, vị chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất cơ chế để gom nhu cầu của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp lại, tạo ra một dự án quy mô lớn và nhận bảo lãnh tín dụng với quy mô đủ lớn.

Còn TS. Lại Văn Mạnh, Viện Chính sách nông nghiệp và môi trường, nhìn nhận, chi phí lớn cho chuyển đổi xanh một phần đến từ Việt Nam không có đủ các cơ quan, đơn vị đủ khả năng chứng nhận cho doanh nghiệp. Các đơn vị quốc tế lấy giá khá cao cho dịch vụ chứng nhận bền vững, có thể lên đến 25 nghìn USD cho một chứng nhận nhỏ.

Vì vậy, để giải tỏa áp lực vốn cho chuyển đổi xanh, ông Mạnh đề xuất cần có sự chung tay của Nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng đội ngũ làm công tác chứng nhận đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế, có chất lượng tương xứng với quốc tế nhưng giá dịch vụ rẻ hơn.

Doanh nghiệp Việt còn mơ hồ về chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp Việt còn mơ hồ về chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  4 tuần
Doanh nghiệp Việt vẫn mơ hồ về chuyển xanh, dù đây được coi là “thẻ bài” để hàng hoá thâm nhập vào thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản.
Doanh nghiệp Việt còn mơ hồ về chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp Việt còn mơ hồ về chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  4 tuần
Doanh nghiệp Việt vẫn mơ hồ về chuyển xanh, dù đây được coi là “thẻ bài” để hàng hoá thâm nhập vào thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản.
Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.

Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh

Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh

Tiêu điểm -  3 ngày

Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Công thức vàng để ngành nhôm Việt bứt phá

Công thức vàng để ngành nhôm Việt bứt phá

Phát triển bền vững -  3 ngày

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  5 ngày

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  6 ngày

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phát triển bền vững -  6 ngày

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Phát triển bền vững -  1 tuần

Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.

Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?

Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?

Phát triển bền vững -  6 giây

Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.

Dấu hiệu ngành sản xuất Việt Nam đang quay trở lại

Dấu hiệu ngành sản xuất Việt Nam đang quay trở lại

Tiêu điểm -  5 phút

Ngành sản xuất Việt Nam đã tăng trưởng trở lại khi cả sản lượng và lượng đơn đặt hàng mới tăng kể từ đầu năm tới nay.

Thaco Industries đẩy mạnh hoạt động R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “all-in-one”

Thaco Industries đẩy mạnh hoạt động R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “all-in-one”

Nhịp cầu kinh doanh -  8 phút

Thaco Industries đã và đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), hoàn thiện chuỗi giá trị “all-in-one”.

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Nhịp cầu kinh doanh -  12 phút

Sở hữu chuỗi tiện ích sang - xịn – mịn bậc nhất trong các dự án cao cấp, hạng sang tại Hà Nội, chủ nhân các tòa căn hộ tại The Matrix One không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà cả từ những trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở dự án biểu tượng ở khu Tây.

Cấp sổ hồng chung cư 'mắc kẹt' vì quy định mới

Cấp sổ hồng chung cư 'mắc kẹt' vì quy định mới

Tiêu điểm -  18 phút

Quy định mới về cấp 'sổ hồng' khiến công tác cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà gặp khó, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho thị trường bất động sản.

Chứng khoán Techcombank và tham vọng vươn ra thế giới

Chứng khoán Techcombank và tham vọng vươn ra thế giới

Tài chính -  2 giờ

TCBS là công ty chứng khoán hiếm hoi ở Việt Nam suy nghĩ tới việc đầu tư sang thị trường nước ngoài.

Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank

Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.