Phát triển bền vững

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Hoàng Đông Thứ tư, 19/03/2025 - 20:42
Nghe audio
0:00

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Nhựa Tiền Phong trở thành nhà cung ứng cho nhiều doanh nghiệp mong muốn xanh hóa chuỗi cung ứng. Ảnh: Nhựa Tiền Phong

Sản xuất và kinh doanh nhựa tạo ra khoảng 25 tỷ USD mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hai con số, qua đó đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Trong khi đó, ngành cao su cũng đạt mức xuất khẩu hàng năm trên dưới 3,5 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành nhựa và cao su cũng tạo ra nhiều mặt trái, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, theo ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam.

Đó cũng chính là một trong những lý do Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra nội dung về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), bắt buộc các nhà sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm thu gom, tái chế, xử lý phần chất thải phát sinh từ sản phẩm của mình theo tỷ lệ nhất định.

Nhiều sản phẩm của ngành nhựa và cao su như bao bì, săm lốp nằm trong diện bắt buộc phải thực thi EPR, tạo ra thách thức lớn, bắt buộc ngành nhựa và cao su phải chuyển mình theo hướng sinh thái, kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh sự điều chỉnh từ phía pháp luật, yêu cầu và tiêu chuẩn ngày càng được nâng cao của thị trường cũng tạo áp lực chuyển đổi xanh cho ngành nhựa và cao su, theo nhận định của bà Lê Thị Như Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bao bì Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Hạnh cũng cho biết, áp lực này hoàn toàn có thể chuyển hóa thành cơ hội để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cụ thể, áp dụng các công nghệ mới tiết giảm tiêu hao vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu lượng phụ phẩm phát thải ra môi trường. Hoặc, thiết kế sản phẩm theo hướng thuận tiện cho thu gom, tái chế sẽ tạo ra nguồn vật liệu đầu vào giúp phát triển ngành công nghiệp tái chế.

Doanh nghiệp nhựa và cao su chủ động đón cơ hội

Sự “hồi sinh” của công cụ chính sách EPR đã mở ra cơ hội cho một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế nhựa và cao su. Đáp ứng yêu cầu tái chế đạt chuẩn, doanh nghiệp ngành tái chế không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới, nâng cao chất lượng cũng như khả năng tái chế rác thải.

Nhờ đó, từ một ngành công nghiệp manh mún, lạc hậu, ngành tái chế chuyển mình tích cực. Tính đến nay, khoảng 67% nhà tái chế nhựa đã có trình độ công nghệ đạt mức khá trở lên, theo số liệu từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa chuyển mình theo hướng tái chế, tiêu biểu như dự án Nhựa tái chế DUYTAN của đại gia ngành nhựa Trần Duy Hy hay Công ty CP Nhựa tái chế Stavian trực thuộc ông lớn ngành nhựa là Tập đoàn Stavian.

“Nhiều doanh nghiệp thành viên thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam mong muốn xây dựng nhà máy tái chế”, bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam chỉ ra xu thế chuyển dịch của ngành nhựa.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhựa lựa chọn áp dụng công nghệ để xanh hóa chính sản phẩm nhựa nguyên sinh. Tiêu biểu, đưa ra chiến lược trung hòa carbon, Nhựa Tiền Phong đầu tư hệ thống đồng bộ nhằm tối ưu năng suất, giảm điện năng tiêu thụ và giảm chất thải nguy hại.

Nhờ đó, hiện nay Nhựa Tiền Phong là nhà cung ứng vật liệu nhựa hàng đầu cho không ít doanh nghiệp đang mong muốn xanh hóa chuỗi cung ứng như Tập đoàn Minh Phú trong lĩnh vực thủy sản hay Công ty CP Shinec trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp ngành cao su như Công ty TNHH MTV Dầu Tiếng, chuyển đổi xanh thông qua áp dụng tiêu chuẩn bền vững về quản lý, khai thác rừng cao su, hay Công ty CP Cao su Đồng Phú thu hồi phụ phẩm để tái sử dụng trong phạm vi nhà máy.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 tháng
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 tháng
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Sẽ thành lập khu công nghiệp chuyên về tái chế

Sẽ thành lập khu công nghiệp chuyên về tái chế

Phát triển bền vững -  3 tháng

Khu công nghiệp chuyên biệt được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Tái chế dệt may: Đằng sau dự án tỷ đô của Syre

Tái chế dệt may: Đằng sau dự án tỷ đô của Syre

Phát triển bền vững -  3 tháng

Tái chế dệt may có thể chứng kiến bước ngoặt quan trọng với sự tham gia của Tập đoàn Syre nhưng doanh nghiệp này sẽ vấp phải không ít thách thức.

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Phát triển bền vững -  4 tháng

Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  3 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu

Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.

Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Đan Mạch

Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Đan Mạch

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Đường bay TP.HCM – Copenhagen sẽ được khai thác ba chuyến mỗi tuần bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại Boeing 787-9 Dreamliner.

Giá vàng hôm nay 16/6, tăng ngay khi mở cửa, dự báo còn tăng tiếp

Giá vàng hôm nay 16/6, tăng ngay khi mở cửa, dự báo còn tăng tiếp

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 16/6 tăng tiếp 200-700 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần này phần lớn đều nghiêng về tăng.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  15 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.