Phát triển bền vững
Doanh nghiệp Việt còn mơ hồ về chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp Việt vẫn mơ hồ về chuyển xanh, dù đây được coi là “thẻ bài” để hàng hoá thâm nhập vào thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản.
Châu Âu và Mỹ hiện đang là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng chính là hai thị trường có nhiều quy định liên quan đến phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

Cụ thể, đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU) có quy định Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và Quy định chống phá rừng (EUDR) đang tác động trực tiếp đến các ngành được coi là thế mạnh của Việt Nam như: nông lâm thuỷ sản, hoá chất, phân bón, thép, xi măng… Ngoài ra, những yêu cầu về kiểm soát chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn, kinh tế tuần hoàn cũng đang được siết chặt.
Còn với thị trường Mỹ, quy định về thương mại xanh đang trở thành xu hướng. Trong đó, chính phủ Mỹ ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường. Những quy định này buộc các doanh nghiệp Việt phải chuyển đổi xanh nếu không muốn đánh mất thị trường, khách hàng.
Mơ hồ về chuyển đổi xanh
Dù những quy định về việc đảm bảo yếu tố xanh của Mỹ và EU đang ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu, song các doanh nghiệp Việt vẫn đang mơ hồ về chuyển đổi xanh, hoặc có nhận thức nhưng chưa đầy đủ và chưa biết bắt đầu từ đâu.
Theo một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), hơn 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa từng nghe hoặc không hiểu rõ về khái niệm này. Ngay cả những doanh nghiệp lớn, dù có nhận thức nhất định, cũng gặp khó khăn trong việc triển khai do thiếu kiến thức, nguồn lực và sự hỗ trợ cụ thể.
Dù cho biết trào lưu chuyển đổi xanh đang phát triển mạnh mẽ nhưng ông Đinh Hồng Kỳ, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (Huba) cũng thừa nhận vẫn còn nhiều thách thức. Khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam thuộc diện nhỏ và vừa (SME) nhưng phần lớn doanh nghiệp mạnh dạn thực hiện chuyển đổi xanh lại là các tập đoàn lớn.
Các doanh nghiệp SME gặp nhiều khó khăn trong quá trình xanh hóa, từ tài chính, nhân lực đến công nghệ và nhận thức.
Một trong những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp SME trong việc chuyển đổi xanh, theo ông Kỳ, là vấn đề tài chính. Theo thống kê, khoảng 65% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh.
Mặc dù đã có các cơ chế tài chính hỗ trợ nhưng việc đưa nguồn vốn này đến đúng đối tượng vẫn là một bài toán khó.
Bên cạnh đó, nhân lực cũng là một yếu tố đáng lo ngại. Chỉ có khoảng 12% doanh nghiệp tại TP.HCM sở hữu đội ngũ nhân sự có chuyên môn về ESG (môi trường, xã hội và quản trị), gây cản trở lớn cho quá trình chuyển đổi.
Ông Nguyễn Công Minh Bảo, đồng sáng lập Green Transition Consulting & Training chỉ ra một thực tế là phần lớn doanh nghiệp có ý định thực hành ESG còn đang mơ hồ về khái niệm và phát triển bền vững.
Sự thiếu nhận thức về chuyển đổi xanh đang khiến doanh nghiệp Việt đối mặt với nhiều rủi ro trên thị trường. Các đối tác lớn từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản ngày càng yêu cầu nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn xanh mà nếu các doanh nghiệp Việt không đáp ứng sẽ có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng.
Khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nếu doanh nghiệp không thay đổi có thể mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, việc chậm trễ trong chuyển đổi xanh còn khiến doanh nghiệp đối mặt với các quy định pháp lý nghiêm ngặt hơn trong tương lai, khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế.
Lối thoát
Để doanh nghiệp nhận thức rõ và có chiến lược chuyển đổi xanh thì ngoài lộ trình, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, giới chủ doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu.
Đơn cử như ở Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành kiêm trưởng dự án Net Zero cho biết, doanh nghiệp đã xác định rõ lộ trình tiến tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Cụ thể, Vinamilk đặt mục tiêu giảm 15% khí thải nhà kính vào năm 2027, giảm 55% vào năm 2035 và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Hiện tại, Vinamilk đã có ba trang trại và nhà máy đầu tiên đạt chứng nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014 là: Nhà máy sữa Nghệ An, Trang trại bò sữa Nghệ An và Nhà máy nước giải khát Việt Nam.
Vinamilk đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm kê khí nhà kính, sử dụng năng lượng xanh, cải tiến quy trình sản xuất, cùng các sáng kiến và công nghệ xanh. Với hệ thống 13 nhà máy đạt chuẩn quốc tế, Vinamilk cũng đang áp dụng phần mềm giám sát năng lượng để phân tích và tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng, nhằm giảm thiểu tổn thất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Còn ông Trương Anh Hải, Phó tổng giám đốc phụ trách an toàn, sức khỏe, môi trường và cộng đồng NS BlueScope Việt Nam nhận thấy, không phải dự án chuyển đổi xanh nào cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Nhiều khi, chỉ cần thay đổi một số quy trình nhỏ hoặc áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp đã có thể tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, bà Trương Thị Ái Nhi, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED) cho rằng, trong chuyển đổi xanh thì năng lượng, công nghiệp - nông nghiệp và giao thông vận tải là ba thành tố quan trọng cấu thành nên huyết mạch kinh tế xanh tại Việt Nam.
Các thành tố này sẽ chỉ đóng góp vào chuyển đổi xanh khi gắn liền năm xu thế về chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, công nghệ xanh, tài chính xanh và nhân lực xanh.
Chuyển đổi xanh ở Việt Nam: Từ nhận thức đến hành động
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Không đủ nguồn lực, doanh nghiệp chuyển đổi xanh thế nào
Chuyển đổi xanh là mệnh lệnh bắt buộc của thị trường, chuỗi cung ứng nhưng cũng là bài toán khó cho cộng đồng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt trên 'bàn cờ' chuyển đổi xanh toàn cầu
Bức tranh chuyển đổi xanh tại nhiều doanh nghiệp Việt đã phần nào được làm sáng tỏ thông qua câu chuyện anh thợ kiểm kê khí thải tại sự kiện FPT Techday 2024 tổ chức gần đây.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.