Cơ hội trong kỷ nguyên mới của doanh nghiệp bất động sản
Thị trường bất động sản sẽ có cơ hội phát triển lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng hai con số, nếu các vấn đề thể chế, giá đất được tháo gỡ.
IFC rất chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, và họ sẽ được ưu tiên trong những gói danh mục cụ thể.
Ngoài việc công bố tổng giá trị vốn vay hỗ trợ cho Việt Nam từ nay đến năm 2022 có thể đạt hơn 4 tỷ USD tại sự kiện công bố Khung đối tác Quốc gia Việt Nam 2017- 2022 (CPF), đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh, một trong ba lĩnh vực trọng tâm của CPF là tạo điều kiện tăng trưởng hòa nhập và tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt đối tượng phụ nữ doanh nhân và các nhóm dễ bị tổn thương.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi ngắn với đại diện WB và IFC để làm rõ mục tiêu này cũng như những thách thức liên quan.
Dành riêng gói tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ
(Bà Tehmin Nawab, Nhà quản lý - phân tích chiến lược Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), cơ quan trực thuộc Ngân hàng Thế giới)
Một trong những nội dung trọng tâm của CPF là hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân (DNTN), vậy là cơ quan tài chính quốc tế thuộc WB, IFC có chương trình gì cụ thể dành cho DNTN trong thời gian tới?
Bà Tehmin Nawab: Chúng tôi có kế hoạch dành những gói tài chính cụ thể tập trung dành cho doanh nghiệp tư nhân, và chúng tôi làm việc chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới để triển khai đúng đối tượng, tạo dựng thị trường bền vững dành cho Việt Nam, đặc biệt hướng tới những doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp, bên cạnh những doanh nghiệp tư nhân khác.
Tổng gói tài chính tín dụng hướng tới cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ những dự án năng lượng thuỷ điện, giao thông vận tải dưới hình thức công tư hỗn hợp (PPP).
Để triển khai gói tài chính tín dụng đúng đối tượng này, chúng tôi cũng thiết lập đối tác gồm nhiều ngân hàng trong nước như Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Ước tính tổng gói tín dụng dành cho chương trình lên tới 125 triệu USD.
Điều đặc biệt đối với gói tín dụng này là gì, thưa bà?
Bà Tehmin Nawab: Chúng tôi rất chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, và họ sẽ được ưu tiên trong những gói danh mục cụ thể.
Chúng tôi đã chuyển một khoản tín dụng hỗn hợp lên đến 50 triệu USD đến đối tác chúng tôi là VPBank để họ hướng đến danh mục đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bà có thể cho biết, theo kế hoạch, gói tín dụng mục tiêu này sẽ giải ngân trong thời hạn bao lâu?
Bà Tehmin Nawab: Gói tín dụng này sẽ được giải ngân bắt đầu từ năm nay 2017 đến 2020. Trong vòng bốn năm.
Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phải đáp ứng điều kiện gì để tiếp cận gói tín dụng này?
Bà Tehmin Nawab: Trước tiên phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã, vì hiện nay chúng tôi hiểu nhu cầu tín dụng đối với khối doanh nghiệp nói chung là rất lớn.
Như đã nói gói tín dụng đặc biệt hướng tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, ở đây phụ nữ phải có ít nhất 25% vốn cổ phần trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc một tổ chức cụ thể phải có ít nhất một thành viên chủ chốt trong hội đồng quản trị phải là phụ nữ, hoặc giám đốc điều hành hoặc chủ tịch tổ chức là phụ nữ.
Khi chúng ta nói về doanh nghiệp vừa và nhỏ, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng thiệt thòi, vì vậy thật là khó khăn cho họ khi muốn phát triển doanh nghiệp trở nên lớn mạnh hơn.
Vì vậy, chúng tôi hết sức chú trọng đến đối tượng phụ nữ doanh nhân này khi mà họ có khát vọng phát triển doanh nghiệp lên hơn mức vừa và nhỏ hiện nay.
"Chúng tôi khích lệ sự đóng góp của tất cả mọi người"
(Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam)
Chúng tôi quan tâm đến khung đối tác quốc gia Việt Nam 2017 - 2022 sẽ phải làm sao đưa vào thực thi, hướng đến những hành động cụ thể và tập trung vào những bước đi rõ ràng. Kết quả cần được ghi nhận cụ thể.
Do vậy chúng tôi khích lệ sự đóng góp của tất cả mọi người, và đặc biệt chúng tôi làm việc chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, với các đối tác phát triển, giới doanh nghiệp tư nhân và cả xã hội dân sự nhằm đảm bảo phản ánh rõ nét thực thi những điểm quan trọng của Khung đối tác quốc gia Việt Nam.
Chúng tôi sẽ huy động tất cả các thể chế, các đối tác và các công cụ sẵn có nhằm tạo đa dạng nguồn vốn, chuyển biến chiến lược như cho vay, đối thoại chính sách, phân tích và tư vấn, hay bảo lãnh.
Nhóm Ngân hàng Thế giới vinh dự sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình củng cố vị thế của một nước thu nhập trung bình thành công và tạo tiền đề trở thành một nước thu nhập cao.
Thị trường bất động sản sẽ có cơ hội phát triển lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng hai con số, nếu các vấn đề thể chế, giá đất được tháo gỡ.
Các chuyên gia đồng quan điểm về những yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát hay thanh khoản hệ thống không thực sự đáng quan ngại sau giai đoạn biến động vừa qua.
Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội sau khi đã trải qua một năm Rồng với những nền tảng vững chắc và tăng trưởng ấn tượng.
“Đột phá của đột phá” về cải cách thể chế là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội, vận hội mới.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam.
Từ lĩnh vực xây lắp điện, Công ty CP Tập đoàn PC1 mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.
Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Theo quyết định số 5255/QĐ- UBND, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao 172ha đất cho công ty thành viên thuộc Eurowindow Holding thực hiện dự án khu đô thị mới Eurowindow Light City tại phường Long Anh (TP. Thanh Hóa).
Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo, nhân viên và khách hàng tạo nên văn hóa tích cực, thúc đẩy hiệu quả và thành công bền vững.