Nhịp cầu kinh doanh

Đạm Phú Mỹ: 20 năm vì những vụ mùa bội thu

Khôi Vũ Thứ năm, 05/09/2024 - 17:42

Đạm Phú Mỹ luôn hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng vào phát triển chung của Petrovietnam và là bệ phóng của nông nghiệp Việt suốt 20 năm qua.

Đạm Phú Mỹ đóng góp cho an ninh nông nghiệp

Với quan điểm không thể đốt bỏ khí - tài nguyên quý với thiệt hại dự kiến khoảng 40-45 triệu USD/năm ở thời giá năm 1998, cùng với quyết tâm phải tự chủ về phân bón, năm 2000 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư nhà máy Đạm Phú Mỹ tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đây cũng chính nhà máy đầu tiên ở Việt Nam thuộc khâu sau của ngành dầu khí và được thực hiện theo phương thức hợp đồng EPCC với tổng mức đầu tư 445 triệu USD, công suất 740.000 tấn urê/năm, đáp ứng tương đương khoảng 50% nhu cầu phân đạm trong nước giai đoạn đó.

Ngày 21/4/2004, Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ban hành Quyết định số 887/QĐ-HĐQT chính thức thành lập nhà máy Đạm Phú Mỹ nhằm chuẩn bị nhân sự cho việc tiếp nhận và vận hành nhà máy từ liên danh nhà thầu Technip – Samsung.

Kể từ đó, với tinh thần tiên phong, sáng tạo, nỗ lực dấn thân và cầu tiến, lực lượng cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật đã nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới của nhà máy.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ vận hành an toàn, ổn định suốt 20 năm qua

Ngày 21/9/2004, PVFCCo tiếp nhận nhà máy từ tổ hợp liên danh nhà thầu quốc tế, chính thức đưa sản phẩm mang thương hiệu Đạm Phú Mỹ ra thị trường. Đây là cột mốc quan trọng nhất trong sự hình thành và phát triển của nhà máy và được chọn là ngày truyền thống của PVFCCo.

Truyền thống tiên phong, sáng tạo của cán bộ kỹ sư, chuyên gia nhà máy được duy trì và phát huy mạnh mẽ trong suốt 20 năm qua.

Từ một nhà máy ban đầu, đến nay, với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, tập thể CBCNV-NLĐ PVFCCo/nhà máy Đạm Phú Mỹ đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành thêm nhiều công trình mới, làm gia tăng đáng kể sản lượng và chủng loại sản phẩm phân bón.

Điển hình là tổ hợp dự án đầu tư công trình nâng công suất phân xưởng NH3 và nhà máy sản xuất phân bón NPK công nghệ hóa học, công suất 250.000 tấn/năm…

Kho sản phẩm Đạm Phú Mỹ

Cũng chính nhờ truyền thống quý báu đó, từ chỗ chỉ có một sản phẩm duy nhất ban đầu là urê, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư đã tìm tòi, nghiên cứu và phát triển thành công bộ sản phẩm Phân bón Phú Mỹ gồm: Urê, NPK, Kali, DAP, SA...

Đều đặn trong những năm gần đây, PVFCCo nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, tiên phong trên thị trường như Đạm Phú Mỹ + Ke Bo, NPK Phú Mỹ + vi sinh, bộ sản phẩm dành riêng cho nông nghiệp đô thị - Phu My Garden.

Các sản phẩm của Đạm Phú Mỹ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp tiên tiến của nông dân trên toàn quốc, đồng thời góp phần hình thành xu hướng mới trong nông nghiệp nước nhà - nông nghiệp an toàn, công nghệ cao, hiện đại, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường và bảo vệ môi trường.

Suốt 20 năm qua, Đạm Phú Mỹ đã kiên trì thực hiện sứ mệnh của mình, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong các cường quốc về xuất khẩu nông sản.

Cả trong những lúc hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng khó khăn như sau đại dịch Covid-19, PVFCCo/Nhà máy Đạm Phú Mỹ vẫn nỗ lực bảo đảm nguồn cung phân bón đủ và kịp thời cho nông dân trên toàn quốc, giữ vững thị trường trong nước, góp phần vào thành công chung của nông nghiệp nước nhà.

Liên tục cải tiến, làm mới mình

Từ lúc chính thức khánh thành vào năm 2004 đến nay, nhà máy Đạm Phú Mỹ đã trải qua hai thập kỷ hoạt động, gần bằng với tuổi đời của dự án. Điều đó cũng có nghĩa là những nguy cơ về hỏng hóc bất thình lình, mất an toàn là rất lớn.

Thế nhưng nhờ bàn tay, khối óc của đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa mà nhà máy vẫn đảm bảo sản xuất an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả suốt hai thập niên qua.

Nhà máy luôn đảm bảo sản xuất an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả suốt 20 năm qua.

Theo số liệu thống kê đến nay, ở nhà máy đã có tổng cộng gần 2.000 sáng kiến hợp lý hóa được áp dụng thành công với giá trị làm lợi tính được thành tiền là hơn 400 tỷ đồng.

Nhờ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật này mà một nhà máy “có tuổi” như Đạm Phú Mỹ có thể vận hành vượt công suất thiết kế, hiện ở mức 115% công suất. Không những thế còn giúp nhà máy đạt sự ổn định, liên tục, từ đó lập nên những kỷ lục vận hành sản xuất thời gian qua.

Theo tính toán của các chuyên gia, với phương thức vận hành và bảo dưỡng ngăn ngừa như hiện nay thì máy móc của nhà máy sẽ được duy trì luôn trong tình trạng tốt nhất và hoạt động hiệu quả nhất; từ đó có thể giúp nhà máy tiếp tục duy trì ổn định và có thể kéo dài vòng đời dự án thêm hàng chục năm nữa.

Đặc biệt, trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà máy/PVFCCo. Điều này đã được nhà máy áp dụng thực hiện trong suốt 10 năm qua và ghi nhận những thành tựu đáng tự hào.

Ông Nguyễn Văn Nhung – Phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết, nhà máy đã được thay thế một số thiết bị quan trọng nhằm giảm tiêu hao năng lượng như thiết bị xúc tác Kali Fulmin sơ cấp, HTR, tháp tổng hợp mới.

Đồng thời với xưởng URE, nhà máy cũng có tháp tổng hợp và thay thế nắp đĩa thành nắp chóp. Nhờ vậy mà nhà máy được nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng, làm tăng giá trị cạnh tranh...

Công tác bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Công tác chuyển đổi số tại nhà máy cũng được triển khai mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng "Nhà máy thông minh".

Trong những năm gần đây, nhà máy Đạm Phú Mỹ đã áp dụng nhiều sáng kiến số và xây dựng/nâng cấp những phần mềm như PMIS, System 1 – Evo, akaBot...

Trong lộ trình tới, PVFCCo sẽ xây dựng nhiều phần mềm phù hợp với xu hướng thế giới và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cho Đạm Phú Mỹ.

Có thể thấy, từ một quyết sách táo bạo, vượt qua tất cả những khó khăn và nghi ngại ban đầu về tính khả thi và hiệu quả, đến nay, Petrovietnam đã khẳng định quyết tâm xây dựng nhà máy sản xuất phân bón từ khí thiên nhiên là vô cùng đúng đắn.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ xứng danh là “anh cả” của ngành hóa dầu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Petrovietnam và là bệ phóng của nông nghiệp Việt suốt 20 năm qua.

Với nguồn lực tích lũy, cùng sự đồng lòng nhất trí và tinh thần nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ nhân viên, tin rằng những thành tích đã đạt được của nhà máy Đạm Phú Mỹ thời gian qua sẽ tiếp tục được phát huy cũng như luôn đồng hành, sát cánh với nông dân mang về những mùa vàng bội thu.

TOP 10 công ty hiệu quả nhất năm 2023: Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

TOP 10 công ty hiệu quả nhất năm 2023: Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Lần đầu lọt TOP 10 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả nhất của Việt Nam, HDBank đã chiếm ngay vị trí thứ 7 toàn bảng, và thuộc TOP 5 ngân hàng niêm yết uy tín nhất toàn ngành.

Đạm Phú Mỹ tổ chức tri ân khách hàng

Đạm Phú Mỹ tổ chức tri ân khách hàng

Tiêu điểm -  3 tháng

Trong tháng 4 và 5/2024, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức các chương trình tham quan đặc biệt tại nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ để đón tiếp đoàn khách hàng tiêu biểu là các nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk, các loại cây khác cũng như lãnh đạo một số công ty cà phê, nông trường lớn tại khu vực Kon Tum – Gia Lai.

PVFCCo tăng trưởng ấn tượng

PVFCCo tăng trưởng ấn tượng

Doanh nghiệp -  2 tháng

Tổng sản lượng tiêu thụ kinh doanh phân bón và hóa chất của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) trong 6 tháng đầu năm 2024 đều vượt kế hoạch và tăng trưởng từ 5 - 20% so cùng kỳ 2023.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.