Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Mâu thuẫn nơi công sở là điều không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Đối diện với những “ngòi nổ” này, lãnh đạo cần có giải pháp gỡ bom kịp thời trước khi quá muộn.
Mâu thuẫn công sở: nhân viên khó ở, doanh nghiệp đau đầu
Theo khảo sát được thực hiện vào năm 2019 của Chartered Institute of Personnel and Development - Hiệp hội chuyên gia quản lý nguồn nhân lực, cho thấy cứ 10 nhân viên ở Anh thì có 4 người đã trải qua xung đột cá nhân tại nơi làm việc. Mâu thuẫn đã trở thành một thực trạng phổ biến của giới văn phòng.
Theo một khải sát tại New Zealand vào năm 2014, có đến 83% nhân viên từng trải qua xung đột tại nơi làm việc có cảm xúc tiêu cực. Các vấn đề khác như căng thẳng, lo lắng hay đánh mất sự tự tin cũng chiếm tỉ lệ cao. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, một nửa số nhân viên thực hiện khảo sát cũng cho biết tình trạng này khiến họ kém tập trung, bỏ lỡ nhiều deadlines và đánh mất động lực làm việc. Thậm chí, có đến 14% nhân viên đã xin nghỉ làm vì tâm lý căng thẳng hậu xung đột.
Duy Khang (24 tuổi) là nhân viên một công ty truyền thông tại Tp. Hồ Chí Minh. Hoạt động trong một ngành năng động và cá tính, Duy Khang không tránh khỏi xung đột khi đi làm. Bạn chia sẻ: “Mình là người vốn ngại lên tiếng khi có chuyện không hài lòng, nhưng thói quen im lặng và kìm nén cảm xúc trong thời gian dài khiến mình phải làm việc trong tâm trạng khó chịu và bức bối. Một số đồng nghiệp của mình lại rất khác, họ không ngại thể hiện sự giận dữ khi có mâu thuẫn xảy ra, nhưng điều này lại khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm hoặc tổn thương. Cuối cùng, dù là chịu đựng hay bộc trực, cách nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung”.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng Giám đốc công ty tư vấn nhân sự Talentnet, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn nơi làm việc rất đa dạng: “Xung đột công sở có thể đến từ sự khác biệt trong tính cách, tư duy giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp kém hoặc trí tuệ cảm xúc kém. Nhưng nhìn chung, xung đột nổ ra từ những vấn đề xoay quanh cảm xúc và tình cảm. Bên trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại những nhu cầu tâm lý cần được giải tỏa. Do đó, muốn giải quyết xung đột tại nơi làm việc một cách hiệu quả, chúng ta cần tìm cách giải tỏa cảm xúc bản thân khéo léo để tránh gây ra những mâu thuẫn hay hiểu lầm khác.”
“Tháo kíp” mâu thuẫn bằng giao tiếp “phi bạo lực”
Mâu thuẫn nơi công sở mặc dù là vấn đề cá nhân, nhưng để tránh lửa cháy lây lan, ảnh hưởng đến hiệu suất chung, lãnh đạo và phòng nhân sự cần có biện pháp tinh tế, kịp thời. Theo bà Hương, một phương pháp có thể cân nhắc áp dụng chính là Giao tiếp “phi bạo lực”. Được nghiên cứu và phát triển bởi nhà tâm lý học lâm sàng Marshall Rosenberg, Giao tiếp “phi bạo lực” giúp đôi bên dễ dàng đồng cảm với đối phương bằng cách thay ngôn ngữ mang tính ép buộc, đe doạ bằng thái độ chân thực, cầu thị.
Có 4 trụ cột làm nên nền tảng giao tiếp “phi bạo lực”, đó là: Đặt mình vào vai người quan sát, Chia sẻ và tạo cơ hội để đối phương chia sẻ cảm xúc thật, Thẳng thắn trong việc nói lên nhu cầu và Đi đến thống nhất.
Bà Hương cho hay, áp dụng đồng thời 4 trụ cột này vào cuộc trao đổi, có thể hoá giải những cảm xúc tiêu cực và gỡ rối những hiểu lầm trong giao tiếp.
Đặt mình vào vai người quan sát: Quan sát đầy đủ các sự kiện khi mâu thuẫn nổ ra giúp phòng nhân sự hoặc nhà lãnh đạo có góc nhìn trung lập, khách quan để công tâm giải quyết khúc mắc giữa các bên.
Chia sẻ cảm xúc chân thật: Trong mọi cuộc tranh luận, chúng ta dễ có xu hướng kết tội người khác. Bà Hương gợi ý, mỗi người nên giãi bày cảm xúc của bản thân trong tình huống đó, thay vì “bóc phốt” người đối diện.
Thẳng thắn chia sẻ nhu cầu: Các cuộc xung đột thường bắt đầu bởi những nhu cầu không được đáp ứng. Thẳng thắn nói rõ nhu cầu là cách nhanh nhất để đôi bên hiểu nhau và chuyển cuộc tranh luận thành thương lượng.
Thống nhất yêu cầu: Cuối cùng, đôi bên cần thống nhất các hành động cụ thể cần thực hiện để chấm dứt mâu thuẫn.
Theo bà Hương, lãnh đạo doanh nghiệp có thể áp dụng 4 trụ cột này vào những hoạt động gắn kết nội bộ, tạo điều kiện để nhân viên có đất bày tỏ nhu cầu, giải toả cảm xúc căng thẳng. Tổ chức gặp gỡ định kỳ mỗi tuần/tháng/quý cấp phòng ban, chia sẻ vòng tròn mỗi buổi sáng hoặc mở hộp thư bí mật, lập bảng xin lỗi/cảm ơn… là một số gợi ý đơn giản dễ làm mà phòng nhân sự có thể tham khảo.
Một nghiên cứu trên 23 giám đốc điều hành lớn trên thế giới đã cho thấy, các vấn đề được giải quyết trong thời gian ít hơn bình thường từ 50-80% khi áp dụng giao tiếp “phi bạo lực”.
Nếu đủ quyết tâm áp dụng hình thức giao tiếp “phi bạo lực”, mô hình này hoàn toàn có thể trở thành giải pháp lâu dài để doanh nghiệp từng bước xóa đi mâu thuẫn tại nơi làm việc, thay vào đó là tinh thần gắn kết, thấu cảm và tin tưởng lẫn nhau của đội ngũ nhân sự” - Bà Hương kết luận.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?