Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang góp phần không nhỏ vào số thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nạn buôn lậu, hàng giả vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, làm thất thoát ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Thu hàng nghìn tỷ đồng từ xử lý vi phạm
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), năm 2016, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý hơn 223.000 vụ việc vi phạm. Qua đó, thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt trên 21.500 tỷ đồng.
Đóng góp nhiều nhất trong tổng số thu ngân sách từ xử lý vi phạm lực lượng thuế với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 17.000 tỷ đồng. Tiếp theo là lực lượng hải quan với số tiền trên 3.500 tỷ đồng; quản lý thị trường gần 549 tỷ đồng; bộ đội biên phòng thu nộp gần 58 tỷ đồng; cảnh sát biển gần 32 tỷ đồng…
Đáng chú ý, các cơ quan thanh tra chuyên ngành chỉ phát hiện, xử lý 532 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách 62 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc ngày 21/8/2017 giữa Tổ công tác của Thủ tướng với 11 bộ, ngành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chỉ ra một thực trạng: một năm, doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành, nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm rất thấp”.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 50% thời gian thông quan, nhiều lô hàng Hải quan kiểm tra rồi nhưng không thông quan được, thậm chí 3 tháng sau bộ chuyên ngành mới tới kiểm tra.
Làm sao để tăng thu?
Để công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái 6 tháng cuối năm 2017 đạt hiệu quả cao nhất, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo cùng bộ, ngành, địa phương phải xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục.
Phó Thủ tướng đề nghị xử lý nghiêm minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự; chỉ đạo đẩy mạnh điều tra cơ bản, xác lập chuyên án trinh sát để làm rõ tổ chức tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu…
Ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (thuộc Tổng cục Hải quan), cũng cho biết, Tổng cục đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an ký kết nhiều quy chế, kế hoạch phối hợp giữa tổng cục và Tổng cục Cảnh sát, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư - Tổng cục An ninh... để đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.