Đề xuất giá mua điện dư của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Nguyễn Cảnh Chủ nhật, 14/07/2024 - 15:14

Nếu đề xuất của Bộ Công thương được thông qua, giá mua mỗi kWh điện dư của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu chỉ bằng chưa tới 50% giá điện sinh hoạt ở bậc thấp nhất.

Mỗi kWh điện dư phát lên lưới quốc gia sẽ được EVN mua với giá chưa bằng phân nửa giá điện sinh hoạt ở bậc thấp nhất (ảnh: Hoàng Anh)

Bộ Công thương đã đưa ra dự thảo nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự tiêu, tự sản (ĐMTMN).

Bộ đề xuất nghiên cứu thí điểm sản xuất điện dư không dùng hết bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất

Dự thảo đưa ra ba phương án xác định lượng điện dư không dùng hết và được bán lên lưới quốc gia.

Thứ nhất, ĐMTMN tự tiêu, tự sản sẽ bị khống chế công suất phát điện dư lên lưới điện quốc gia không quá 10% công suất lắp đặt. 

Bộ Công thương cho rằng phương án này hạn chế khuyến khích đầu tư, đồng thời phát sinh thêm việc nghiệm thu, theo dõi, cài đặt, vận hành thiết bị do phải lắp đặt thiết bị Limit Export làm tăng chi phí đầu tư của người sử dụng ĐMTMN tự sản, tự tiêu.

Phương án thứ hai, ĐMTMN tự tiêu, tự sản được thanh toán 10% sản lượng điện trên tổng lượng điện dư phát lên lưới quốc gia. Đây là phương án đơn giản, tiết kiệm chi phí đầu tư và tránh lãng phí nguồn lực xã hội mà Bộ Công thương đề xuất thực hiện.

Phương án cuối cùng là ĐMTMN tự tiêu, tự sản được thanh toán 10% sản lượng trên tổng lượng điện khách hàng mua từ lưới quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

Phương án này có sản lượng điện dư được thanh toán sẽ nhiều hơn phương án thứ hai.

Trước đó, Bộ Công thương đã đề xuất ba phương án giá chi tiết. 

Phương án thứ nhất là áp dụng giá bình quân điện năng theo chi phí tránh được hàng năm. 

Phương án thứ hai lấy giá biên thị trường điện từng giờ, trừ chi phí phân phối trên 1kWh. 

Tuy nhiên, cả hai phương án này đều phức tạp và khó thực hiện. Do đó, Bộ Công thương đề xuất phương án ba là áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600 - 700 đồng/kWh, với giá đề xuất là 671 đồng/kWh.

Phương án thứ nhất là áp dụng bằng bình quân giá điện năng theo chi phí tránh được hàng năm do Bộ Công thương ban hành.

Như vậy, giá mua mỗi kWh điện dư chỉ bằng chưa tới 50% giá điện sinh hoạt ở bậc thấp nhất.

Bên cạnh đó, dự thảo nghị định cũng quy định phát triển ĐMTMN tự tiêu, tự sản không gây quá tải trạm biến áp, lưới điện hạ áp và phân phối tại khu vực đăng ký phát triển.

Về vấn đề chuyển tiếp, nếu tổ chức/cá nhân đang bán điện cho đơn vị điện lực tại các dự án, hệ thống ĐMTMN đã lắp đặt, vận hành phát điện trước 1/1/2021 không được đấu nối/đăng ký lắp đặt thêm ĐMTMN tự tiêu, tự sản tại cùng địa điểm.

Những trường hợp phát triển ĐMTMN sau 31/12/2020 sẽ là đối tượng áp dụng của nghị định.

Có thể thấy mức chênh lệch đáng kể, khi so sánh giá mua ĐMTMN của EVN trong thời gian 2021-2023 ở mức khoảng 1.978 – 2.200 đồng/kWh với mức giá 671 đồng cho mỗi kWh điện dư như đề xuất, tính toán của EVN và Bộ Công thương áp dụng cho năm nay.

Điện mặt trời mái nhà sẽ tiếp tục gặp khó

Điện mặt trời mái nhà sẽ tiếp tục gặp khó

Tiêu điểm -  3 tháng
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định, việc cho phép điện mặt trời mái nhà được lựa chọn xả lên lưới điện quốc gia không tính tiền là "một sự ưu ái, may mắn".
Điện mặt trời mái nhà sẽ tiếp tục gặp khó

Điện mặt trời mái nhà sẽ tiếp tục gặp khó

Tiêu điểm -  3 tháng
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định, việc cho phép điện mặt trời mái nhà được lựa chọn xả lên lưới điện quốc gia không tính tiền là "một sự ưu ái, may mắn".
Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  7 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  8 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  8 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  8 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  14 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.