Đánh thuế cao bất động sản: Chống đầu cơ, chống cả tham nhũng, rửa tiền
"Một nền kinh tế có giá bất động sản thấp mới là một nền kinh tế phát triển bền vững", theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề xuất không thu thuế căn nhà thứ hai đối với nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn. Trước mắt không thu thuế này đối với nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng...
Việt Nam chưa đánh thuế tài sản nhà ở
Vừa qua, Bộ Tài chính đã có báo cáo chuyên đề về chính sách thuế đối với bất động sản nhằm mục đích xây dựng Luật Thuế tài sản. Trong đó, đối tượng chịu thuế là tài sản nhà, đất, nhất là đối tượng sở hữu nhiều nhà, từ căn nhà thứ hai trở đi.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thuế tài sản là loại thuế được ra đời rất sớm trong lịch sử, nguồn thu từ thuế tài sản, đặc biệt là thu từ thuế sử dụng đất là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước của các địa phương.
Cụ thể, nguồn thu từ thuế tài sản chiếm khoảng 2% tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong đó, Canada là 4%, Mỹ trong khoảng từ 1 đến 3%. Tại các nước đang phát triển, nguồn thu này chiếm khoảng 0,6% và tại các nước đang chuyển đổi nguồn thu này chiếm khoảng 0,68%.
Về đề xuất ban hành Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) nhận định, đây là loại thuế trực thu có khả năng huy động tương đối sát với khả năng đóng góp thực tế của người chịu thuế vì thuế đánh vào những tài sản. Cụ thể, trước hết là nhà và đất. Xu thế cải cách thuế tài sản trong thời gian gần đây tại một số nước như Canada, Úc, Malaysia,... theo hướng đánh thuế đối với tài sản có giá trị lớn, và mở rộng đối tượng thu thuế tài sản.
Trong đó, tại Việt Nam hiện nay thì chỉ có Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 quy định các loại đất phi nông nghiệp. Đất ở tại đô thị là đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất 0,03% trên bảng giá đất, đối với diện tích đất ở trong hạn mức; áp dụng thuế suất 0,07% đối với phần diện tích đất ở vượt không quá ba lần hạn mức và áp dụng thuế suất 0,15% đối với phần diện tích đất ở vượt trên 3 lần hạn mức.
Theo ông Châu, ở nước ta cho đến nay chưa đánh thuế tài sản nhà ở. Giá đất tính thuế được tính theo bảng giá đất của thành phố lại chỉ bằng khoảng 30% - 40% giá đất thực tế trên thị trường, nên mức thuế phải nộp rất thấp dẫn đến nguồn thu ngân sách cũng rất thấp, chỉ chiếm 0,03% GDP và 0,15% tổng thu ngân sách nhà nước.
"Căn nhà 100 m2 ở đường Đồng Khởi, quận 1, có giá 194 triệu đồng/m2 theo bảng giá đất (trong lúc giá thị trường lên đến trên 1 tỷ đồng/m2), giá tính thuế là 194 triệu x 100m2 = 19,4 tỷ đồng, mức thuế mà người sử dụng đất ở phải nộp hàng năm là: 19,4 tỷ đồng x 0,03% = 5,82 triệu đồng/năm", ông Châu lấy ví dụ.
Bên cạnh chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, thuế còn là công cụ điều tiết nền kinh tế, điều tiết hoạt động và hành vi sản xuất, đầu tư, kinh doanh, dịch vụ. Luật thuế tài sản có thể được nghiên cứu áp dụng đối với các trường hợp như, đánh thuế tài sản đối với nhà, đất để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững. Ví dụ, tại tiểu bang California, có nơi thu thuế tài sản nhà đất là 1,21%/năm thì trong khoảng 82 năm sẽ thu thuế được 100% giá trị tài sản nhà đất, và cứ tiếp tục nguồn thu thuế ổn định này;
Do đó, đánh thuế đối với người có nhiều nhà, đất (từ nhà thứ 2 trở đi) sẽ giúp phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản; tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở.
Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt "bong bóng", cần xem xét đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua (có thể tính trong năm đầu tiên) để phòng chống đầu cơ, giúp ổn định thị trường bất động sản.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, luật thuế này khi đưa vào thực tiễn sẽ nhằm mục tiêu góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững; phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản; góp phần dịch chuyển dòng tiền thay vì đầu tư vào bất động sản sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở; và tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững.
Đồng thời, hướng các nhà đầu tư thứ cấp đi vào lựa chọn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì kinh doanh cá thể như hiện nay.
Cơ chế thu tiền sử dụng đất còn nhiều bất cập
Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng cho rằng, việc ban hành Luật thuế tài sản chỉ thực sự hợp lý khi đồng thời sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Theo đó, quy định này hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Tiền sử dụng đất không phải là một sắc thuế, cũng không phải là phí nhưng thực sự là một khoản thu lớn trong ngân sách của địa phương, là gánh nặng của doanh nghiệp và người mua nhà, không minh bạch, và tạo cơ chế "xin - cho".
Tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nhà ở, khoảng trên dưới 10% đối với nhà chung cư; khoảng trên dưới 30% đối với nhà phố; khoảng trên dưới 50% đối với nhà biệt thự. Do vậy, nếu ban hành Luật thuế tài sản mà không sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất thì sẽ không hợp lý.
Do đó, HoREA đề nghị thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay, cần chuyển đổi thành sắc thuế sử dụng đất khi nhà nước giao đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Về lâu dài đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn, để tạo ra nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước”.
Việc áp dụng thuế sử dụng đất khi nhà nước giao đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trong những năm đầu sẽ có tác động làm giảm nguồn thu tiền sử dụng đất thuộc ngân sách cấp tỉnh hiện đang là một nguồn thu quan trọng của địa phương, nhưng sẽ giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm gánh nặng tiền sử dụng đất như hiện nay, giúp làm giảm giá thành nhà ở; doanh nghiệp có thể tiên lượng chi phí thuế sử dụng đất khi đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, hiệp hội đề xuất không thu thuế này đối với nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn; trước mắt không thu thuế này đối với nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Không thu thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với thành phố Hồ Chí Minh là dưới mức bình quân 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ hai, thứ ba nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này không vượt quá 77m2.
Trong giai đoạn đầu, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM đề xuấtnên áp dụng mức thuế suất vừa phải, phù hợp với sức dân. Đối với người có từcăn nhà thứ hai trở đi thì áp dụng thuế suất tài sản phụ trội tùy theo số lượngvà giá trị tài sản.
"Một nền kinh tế có giá bất động sản thấp mới là một nền kinh tế phát triển bền vững", theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.