Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam
Hoàng Đông
Thứ năm, 11/04/2024 - 08:00
Hải Phòng đề xuất xây dựng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam từ khu đất nông nghiệp rộng 20 nghìn ha phía nam thành phố.
DEEP C và Nam Cầu Kiền là hai cái tên tiên phong trong việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái, tuần hoàn của Việt Nam, đều được đặt tại Hải Phòng. Bên cạnh hạ tầng, vị trí thuận lợi, hai KCN này cũng là lợi thế lớn giúp Hải Phòng thu hút vốn đầu tư chất lượng cao, thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, với vai trò là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương và là một đầu tàu tăng trưởng, Hải Phòng cam kết thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng thành phố xanh, trên cơ sở nền kinh tế xanh, bền vững, theo Bí thư thành ủy TP. Hải Phòng Lê Tiến Châu.
Thực hiện mục tiêu này, ông Châu cho biết, Hải Phòng đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ thành lập khu kinh tế ven biển phía nam thành phố với định hướng trở thành khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam.
Theo đề xuất của Hải Phòng, khu kinh tế này có tổng diện tích khoảng 20 nghìn ha, bao gồm một phần quận Đồ Sơn và một phần các huyện An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Hiện tại, vùng này chủ yếu là đất nông nghiệp.
Dự kiến, khu kinh tế sẽ được xây dựng dựa trên bốn nền tảng, bao gồm vòng tuần hoàn xanh, kết nối đa thức, mạng lưới công nghiệp thông minh và điểm đến cho cuộc sống năng động. Các dự án tạo động lực cho khu kinh tế bao gồm sân bay quốc tế, cảng biển, các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới… đều đáp ứng các tiêu chí xanh.
Ông Châu cho biết, Hải Phòng cũng có dự định phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch xanh. Hiện tại, Cát Bà đang là điểm đến du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu tại miền Bắc với những bãi biển sạch, thiên nhiên được bảo tồn và các hoạt động kinh tế, đời sống được tổ chức lại theo hướng giảm phát thải.
Bên cạnh đó, tại Diễn đàn Nhịp cầu phát triển lần thứ tư, Bí thư thành ủy Hải Phòng đề xuất, doanh nghiệp cần phải đi tiên phong trong chiến lược phát triển bền vững.
“Doanh nghiệp là đối tượng đóng vai trò đầu tàu trong thúc đẩy cam kết phát thải ròng bằng 0 cũng như phát triển xanh”, ông Châu nói.
Để doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò, Chính phủ và các địa phương cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh, cho phép doanh nghiệp thí điểm các mô hình mới theo hướng bền vững.
Mặt khác, theo ông Châu, chuyển đổi xanh là quá trình dài hạn và còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, điều kiện của mỗi địa phương. Chính vì vậy, để sự chuyển đổi diễn ra một cách đồng bộ, bài bản, đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi các địa phương đoàn kết, hợp tác, chia sẻ lẫn nhau vì mục tiêu chung.
Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là quê hương của những ông lớn công nghệ như Foxconn, Acer, Asus hay hãng tàu Evergreen. Nền kinh tế này cũng sở hữu những thành tựu về xanh hóa các hoạt động kinh tế đáng để ghi nhận và học hỏi.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều bày tỏ nguyện vọng đầu tư kinh tế xanh vào TP.HCM nhưng gặp khó khi chưa có chính sách rõ ràng, thiếu quy định, quy chuẩn.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.