Tiêu điểm
Đề xuất thanh toán dự án BT bằng tiền ngân sách
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, cần có cơ chế chính sách bịt kín các lỗ hổng pháp luật để đủ điều kiện khởi động lại các dự án BT, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, vừa không làm thất thoát quỹ đất công của nhà nước.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), trước nhiều bất cập trong việc đầu tư các dự án BT thời gian vừa qua, việc dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, kể từ ngày 15/08/2020 và dừng triển khai dự án mới, kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực (01/01/2021) là rất cần thiết.
Tuy nhiên, hiệp hội cho rằng chỉ nên dừng trong giai đoạn 2020- 2022 để xây dựng hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách, pháp luật.
Theo đó, các cơ quan quản lý cần tập trung rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, nhằm bịt kín các lỗ hổng, để đảm bảo đủ điều kiện khởi động lại các dự án BT.
Thứ nhất, HoREA đề xuất bổ sung quy định sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước” để thanh toán dự án BT là phương thức thanh toán chủ yếu.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, Nghị định 63/2018/NĐ-CP chỉ quy định nhà đầu tư dự án BT được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác”, không quy định việc sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước” để thanh toán dự án BT.
Do vậy hiện nay, không có quy định pháp luật nào hướng dẫn cụ thể việc sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước” thanh toán hợp đồng BT, nên trên thực tế không thực hiện được phương thức thanh toán này.
Trong khi đó, “công trình BT” thực chất cũng là một loại “hàng hóa, sản phẩm dịch vụ công ích” có giá trị lớn (công trình BT có thể có giá lên đến hàng ngàn tỷ đồng), hoàn toàn có thể được “Nhà nước đặt hàng” và thanh toán bằng “tiền thuộc ngân sách nhà nước”, theo phương thức mua sắm tài sản công.
Thứ hai, bên cạnh phương thức chủ yếu là sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước”, HoREA đề xuất có thể thanh toán cho nhà nhà đầu tư dự án BT bằng “quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng”:
Hiệp hội đề xuất không sử dụng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, vì tiềm ẩn nguy cơ làm thất thoát ngân sách nhà nước, do khó đảm bảo nguyên tắc ngang giá, khi xác định giá trị quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc theo nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.
Trong trường hợp sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, thì chỉ nên sử dụng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng với điều kiện nhà đầu tư thực hiện ứng trước kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và số tiền này được tính vào giá trị của bợp đồng BT; không tính chi phí lãi vay huy động vốn vào dự án BT đối với khoản kinh phí này.
Cần đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc thanh toán dự án BT
Thứ ba, HoREA đề xuất thực hiện phổ biến phương thức đấu giá “quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc”, để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.
Nếu thực hiện phương thức đấu giá "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc", thì sẽ tạo được nguồn thu ngân sách nhà nước cực kỳ to lớn, để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ tư, hiệp hội đề xuất cơ chế khắc phục bất cập và lỗ hổng trong việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, đồng thời là nhà đầu tư dự án khác, trong trường hợp được thanh toán bằng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng.
Theo hiệp hội, bất cập lớn nhất khi thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là chỉ quy định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT. Sau khi đã được lựa chọn là nhà đầu tư dự án BT, thì nghiễm nhiên trở thành nhà đầu tư “dự án khác”, do được nhận thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc.
Thực chất, đây là chỉ định chủ đầu tư dự án bất động sản và “lách”, không thực hiện thủ tục đấu thầu dự án có sử dụng đất, theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu.
Hiệp hội nhận thấy, việc không quy định thực hiện đấu thầu dự án BT, đồng thời đấu thầu “dự án khác” có thể dẫn đến thất thoát tài sản công. Chỉ có thể khắc phục được lỗ hổng này, khi thực hiện đấu thầu đồng thời dự án BT với đấu thầu “quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng” thanh toán dự án BT để lựa chọn nhà đầu tư, để thực hiện “dự án khác”. Vấn đề còn lại là phải quản lý, kiểm soát, không để xảy ra “đấu thầu cuội, đấu thầu chân gỗ”.
HoREA chỉ rõ sự thiếu minh bạch trong đầu tư BT
Các dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách
Kiểm toán Nhà nước cho rằng, gần như toàn bộ vốn thực hiện dự án BT là vốn của Nhà nước, việc thực hiện các dự án này không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách như mục tiêu ban đầu.
Phần giá trị gia tăng của đất đai khi thực hiện dự án BT nên thuộc về ai?
Theo TS. Hoàng Văn Cường, phần giá trị gia tăng do đất đai mang lại khi thực hiện dự án BT, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải thuộc về nhà nước, chủ sở hữu hợp pháp của đất đai. Không thể để các doanh nghiệp được hưởng lợi kép, gây thất thoát ngân sách, lãng phí nguồn lực do lợi ích nhóm, tham nhũng.
Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Dự án BT bị tạm dừng giao đất: Vẫn tiến thoái lưỡng nan!
Nhiều địa phương đang tìm cách gỡ nút thắt tạm dừng giao đất cho các chủ đầu tư dự án BT, tuy nhiên tháo gỡ bằng cách nào vẫn đang là câu hỏi lớn khi các dự án này còn tồn tại quá nhiều bất cập gây lợi ích nhóm, thất thoát ngân sách nhà nước.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.