Phần giá trị gia tăng của đất đai khi thực hiện dự án BT nên thuộc về ai?

Thu Phương Chủ nhật, 10/02/2019 - 09:21

Theo TS. Hoàng Văn Cường, phần giá trị gia tăng do đất đai mang lại khi thực hiện dự án BT, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải thuộc về nhà nước, chủ sở hữu hợp pháp của đất đai. Không thể để các doanh nghiệp được hưởng lợi kép, gây thất thoát ngân sách, lãng phí nguồn lực do lợi ích nhóm, tham nhũng.

Thủ Thiêm, TP. HCM nhìn từ trên cao

Việc thực hiện các dự án BT (đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức xây dựng - chuyển giao) đang là vấn đề rất nóng trong dư luận thời gian gần đây. Theo đó, một trong những vấn đề gây bức xúc trong dư luận là các khu đất trước khi được giao làm đất đối ứng cho các chủ đầu tư dự án BT hầu hết là đất nông nghiệp hoặc đất chưa phải đô thị, có giá trị rất thấp.

Tuy nhiên, sau khi dự án BT được triển khai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, giá trị đất sẽ tăng lên rất nhiều lần. Nhiều dự án khi giải phóng mặt bằng giá đất chỉ vài triệu/m2, song khi chủ đầu tư phân lô bán nền hoặc xây chung cư, giá trị căn hộ đã lên đến hàng tỷ đồng. Sự chênh lệch quá lớn về giá đất sau khi dự án hoàn thành đặt ra bài toán rất lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Trước thực tế này, nhiều địa phương gỡ nút thắt bằng cách tạm dừng giao đất cho các chủ đầu tư dự án BT, song đây vẫn đang là câu hỏi lớn khi các dự án này còn tồn tại quá nhiều bất cập gây lợi ích nhóm, thất thoát ngân sách nhà nước.

Bình luận về vấn đề này, TS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, việc các dự án đầu tư hạ tầng làm thay đổi giá trị đất đai đang tồn tại sự không bình đẳng giữa những người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, người dân bị di rời đi để làm đường chỉ được nhận tiền đền bù thấp được tính theo giá trị đất đai khi chưa có công trình giao thông song khi nhà đầu tư các dự án BT xây dựng dự án, giá trị đất đai lại được tăng lên rất nhiều. 

Thực trạng này dẫn đến các doanh nghiệp thực hiện dự án được hưởng lợi kép, trong khi đó, nhà nước lại bị thất thoát một nguồn ngân sách rất lớn.

Theo ông Cường, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế để điều tiết giá trị gia tăng của đất đai sau khi dự án được hoàn thiện. Hay nói cách khác là phân phối giá trị gia tăng này để đảm bảo công bằng giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Nguyên nhân của thực trạng này là khung giá đất chưa theo đúng giá trị thực. Thuế dựa trên Luật Đất đai hiện nay đang không đạt giá trị thực do đất đai mang lại mà theo bảng giá của nhà nước hoàn toàn khác biệt so với thị trường.

"Mặt khác, kể cả đối với cơ chế rất tiến bộ là thực hiện đền bù về đất đai theo giá thị trường thì như thế nào là giá thị trường cũng là một vấn đề đang gây khó khăn, thậm chí là khiếu kiện nhiều nhất vì chúng ta không có một cơ chế để xác định đâu là giá thị trường", ông Cường nói.

Dự án BT bị tạm dừng giao đất: Vẫn tiến thoái lưỡng nan!

Lấy dẫn chứng, vị chuyên gia này cho rằng, người dân thường coi giá thị trường là giá giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Khi các cá nhân với nhau thì sẽ có những người họ được hưởng lợi rất cao ở thời điểm giá giao dịch cao, và họ cho rằng đó mới là giá thị trường, cho nên trong luật đất đai cần làm rõ như thế nào là giá thị trường.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế điều tiết giá trị gia tăng và làm thế nào để điều tiết giá trị gia tăng một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cho cả xã hội. 

Đối với các dự án BT, ngoài việc đầu tư hạ tầng làm tăng giá trị đất đai thì việc huyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác thành đất dự án để trả cho nhà đầu tư khi xây dựng tuyến đường cũng sẽ khiến các khu đất tăng giá trị, sinh lợi.

Theo ông Cường, phần giá trị gia tăng do đất đai mang lại đó phải thuộc về nhà nước, người chủ sở hữu hợp pháp của đất đai. Không thể để như tình trạng hiện nay khi các doanh nghiệp được hưởng lợi kép, gây thất thoát ngân sách, lãng phí nguồn lực đất đai, lợi ích nhóm, tham nhũng.

Đồng quan điểm về vấn đề này, GS. Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, đất đai là nguồn lực rất lớn để phát triển. Các nước đang phát triển đáng lẽ có thể tận dụng rất tốt tài sản này khi đất đai là tài sản công. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các nước đều để thất thoát rất lớn nguồn lực này.

Lấy ví dụ, theo ông Võ, việc thông qua quy hoạch, phát triển hạ tầng, xây dựng các dự án BT đã làm tăng giá trị đất đai, tăng giá trị trên chính mảnh đất đó để nhà nước có nhiều vốn ngân sách hơn mà không phải đi vay ai cả. Tuy nhiên, việc kinh tế đất không phát triển mạnh đã dẫn đến những nguy cơ tham nhũng tiềm ẩn, lợi nhuận về tay tư nhân nhờ sự chênh lệch giá đất đai.

"Nguyên nhân là do đất đai tại Việt Nam đang được quản lý trên xuống theo tư duy bao cấp chứ chưa theo cơ chế thị trường như việc chỉ định thầu, dự án BT. Dẫn đến, đất đai thất thoát rất nhiều, các đại gia của Việt Nam hầu hết đều trưởng thành từ đất đai", ông Võ nhận định.

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đất đai, ông Võ đề xuất nên quản lý đất đai dựa trên giá đất do người dân tự đăng ký. "Bước đầu chúng ta có thể dùng mức đăng ký này để tham khảo, sau đó sẽ sử dụng vào một số việc nhất định", ông Võ nói. 

Việc để người dân tự đăng ký giá đất đã được trình tại dự thảo Luật đất đai năm 2003 nhưng không được chấp thuận. Trong khi đó, nhiều nước đã quy định để người dân đăng ký giá đất mà cá nhân đang sử dụng để làm căn cứ bồi thường khi thu hồi hoặc nộp thuế đất.

Với giải pháp này, nếu người dân lựa chọn giá đất cao thì lúc nhà nước thu hồi, tiền bồi thường sẽ lớn, nhưng họ lại phải đóng tiền thuế nhiều hơn. Do đó, người dân sẽ tự có cơ chế để đăng ký giá đất cho phù hợp, tránh việc áp dụng giá đất do nhà nước quy định không theo mức giá thị trường.

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Dự án BT bị tạm dừng giao đất: Vẫn tiến thoái lưỡng nan!

Dự án BT bị tạm dừng giao đất: Vẫn tiến thoái lưỡng nan!

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều địa phương đang tìm cách gỡ nút thắt tạm dừng giao đất cho các chủ đầu tư dự án BT, tuy nhiên tháo gỡ bằng cách nào vẫn đang là câu hỏi lớn khi các dự án này còn tồn tại quá nhiều bất cập gây lợi ích nhóm, thất thoát ngân sách nhà nước.

Tranh cãi về thời điểm tính giá trị quỹ đất thanh toán cho dự án BT

Tranh cãi về thời điểm tính giá trị quỹ đất thanh toán cho dự án BT

Đầu tư -  6 năm

Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng, tính giá đất thanh toán cho dự án BT tại thời điểm phê duyệt dự án gây thất thoát ngân sách nhà nước do giá đất sau khi dự án hoàn thiện sẽ tăng gấp nhiều lần thì nhiều ý kiến khác lại khẳng định, nếu tính giá đất trong tương lai, sẽ không chủ đầu tư nào chấp thuận.

Bắc Ninh sẽ tạm dừng triển khai 10 dự án BT

Bắc Ninh sẽ tạm dừng triển khai 10 dự án BT

Đầu tư -  6 năm

Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh mới đây đã trình UBND tỉnh xin chủ trương tạm dừng tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án khác đối ứng cho dự án BT để chờ hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp các dự án từ Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  2 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  3 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  3 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  4 ngày

Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Bất động sản -  6 ngày

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.

Green Future cho thuê và kinh doanh xe VinFast tại Đà Nẵng

Green Future cho thuê và kinh doanh xe VinFast tại Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 phút

Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Green Future (GF - tên gọi trước đây là FGF) chính thức ra mắt tại Đà Nẵng, cung cấp dịch vụ cho thuê và kinh doanh xe điện VinFast đã qua sử dụng.

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Dự án YBA - Thư viện container nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2025

Dự án YBA - Thư viện container nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tối 23/3, trong lễ kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, dự án YBA – Thư viện container của Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM được trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2025, ghi nhận những đóng góp bền bỉ trong việc nâng cao tri thức và phát triển văn hóa đọc cho thế hệ trẻ.

'Siêu bão' âm nhạc từ Malisa hút hàng ngàn người đổ về Đà Nẵng

'Siêu bão' âm nhạc từ Malisa hút hàng ngàn người đổ về Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Đêm đại nhạc hội miễn phí nhưng đẳng cấp do Mailisa tài trợ đã khiến hàng ngàn khán giả của thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng gần như "thức trắng" cả một đêm.

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Phát triển bền vững -  3 giờ

Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Leader talk -  4 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Leader talk -  5 giờ

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.