Doanh nghiệp
Dệt may Việt Nam hưởng lợi từ bất ổn chính trị Banglades
Các nhà máy tại Banglades phải ngừng hoạt động ngay giữa thời điểm tập trung sản xuất hàng hóa cho mùa đông có thể buộc khách hàng phải chuyển đơn hàng sang nước khác.

Các cuộc biểu tình gần đây ở thủ đô Dhaka đã lan ra cả nước Bangladesh, kéo theo bạo động lật đổ cựu Thủ tướng Hasina đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh doanh của quốc gia này.
Các ngân hàng và các cơ quan công cộng đã bị đóng cửa. Chính quyền nước này đã yêu cầu áp dụng lệnh giới nghiêm cấp quốc gia cùng việc chặn mạng di động 4G để kìm hãm bạo loạn.
Tình hình này tác động trực tiếp đến ngành dệt may, ngành chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào năm 2023. Hiệp hội nhà máy dệt Bangladesh đã thông báo đóng cửa tất cả các nhà máy thành viên trong ba ngày, theo quyết định của chính phủ về ba ngày nghỉ chung.
Theo tờ Business Standard của Bangladesh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25 - 40%.
Bangladesh hiện là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới, xếp trên Việt Nam và chỉ sau Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh là các thương hiệu thời trang hàng đầu từ châu Âu như H&M hay Zara.
Việc nhiều nhà máy đã phải đóng cửa khiến nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác. Trong đó có thể kể tới Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, việc ngành dệt may Bangladesh gặp khó khăn có thể mang tới một số lợi thế cho ngành dệt may Việt Nam.
Theo đó, sản xuất ngưng trệ ngay giữa thời điểm quan trọng trong năm, khi các doanh nghiệp đang tập trung sản xuất hàng hóa cho mùa đông có thể buộc các khách hàng phải chuyển đơn hàng sang nước khác để bù đắp số lượng thiếu hụt.
Thêm vào đó, những biến động chính trị cũng ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng đối với ngành dệt may Bangladesh. Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc khi tổ chức sản xuất tại đây.
Cuối cùng, “sẽ có sức ép tăng lương cho lao động dệt may Bangladesh. Như vậy lợi thế về cho phí nhân công của Bangladesh sẽ bị giảm sút”, Vitas nhận định.
Công ty chứng khoán SSI nhìn nhận, là quốc gia láng giềng cung cấp bông cho Bangladesh, Ấn Độ sẽ được hưởng lợi lớn nhất trong biến động ngắn hạn này.
Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất từ thị trường châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT (cắt – may – cắt chỉ) ở mức cao cũng sẽ được hưởng lợi.
Theo SSI, CTCP đầu tư thương mại TNG sẽ là một trong những doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ bất ổn của Bangladesh. Hiện tại, TNG có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như Dệt may Thành Công hay May Sông Hồng.
Trong nửa đầu năm 2024, TNG đã công bố tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 6% và 30% so với cùng kỳ.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, kêt quả này phản ánh một phần về sự thay đổi trong các đơn đặt hàng được chuyển từ Bangladesh kể từ đầu năm.
Trong quý II/2024, doanh thu của TNG tăng 61% so với quý trước.
Theo chia sẻ của ban lãnh đạo Dệt may TNG, hai khách hàng lớn nhất của công ty là Decathlon và Abercrombie & Fitch đều có kế hoạch gia tăng đơn hàng ở mức khả quan.
TNG có đủ đơn đặt hàng cho đến cuối năm và đang đàm phán giá cho các đơn đặt hàng trong năm 2025. Thậm chí, trong một số trường hợp, Dệt may TNG đã phải từ chối không nhận một số đơn hàng mới để đảm bảo tiến độ sản xuất cho khách hàng lớn hiện tại.
Đánh giá chung về ngành dệt may, công ty chứng khoán VPS cho rằng, ngành dệt may đang được trợ lực bởi nhiều yếu tố trong nước cũng như quốc tế, kết hợp với những điều kiện thuận lợi hứa hẹn 2024 là một năm sáng giá của ngành.
Trong năm nay, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 10% so với 2023 và tương đương với mức kỷ lục thiết lập vào năm 2022.
Theo VPS, khu vực FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ sự khởi sắc của ngành dệt may.
Chuyên gia của VPS cho rằng, trong bối cảnh các nền kinh tế lớn dần hồi phục, ngân hàng trung ương châu Âu có động thái hạ lãi suất, các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP và RCEP tiếp tục tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU và Nhật Bản. Những hiệp định này giúp giảm thuế và mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt may Việt Nam.
Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Dệt may kỳ vọng khởi sắc trở lại
Trong năm nay, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 10% so với 2023 và tương đương với mức kỷ lục thiết lập vào năm 2022.
Hụt thu từ dệt may, Gilimex dồn vốn đầu tư khu công nghiệp
Khi ngành truyền thống là dệt may gặp khó do mất khách hàng lớn là Amazon, Gilimex tìm nguồn thu từ mảng kinh doanh mới.
Nấc thang mới của ngành dệt may
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang khẳng định, ngành dệt may của Việt Nam đang làm tốt công tác chuyển đổi xanh và có tiềm năng phát triển những lĩnh vực tạo giá trị cao trong giai đoạn tới.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.