Tiêu điểm
Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Các số liệu nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thấp nhất, dù mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu lớn và là ngành chủ lực với tỷ lệ xuất khẩu cao.
Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may trong nước đang đứng trước cơ hội đạt mức kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 44 tỷ USD của năm 2022.
Cơ hội này đến từ sự thuận lợi trong ngắn hạn, khi sức tiêu thụ mặt hàng xơ sợi ở các thị trường xuất khẩu chính đều tăng mạnh hai con số vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, nhìn vào ngành dệt may trong dài hạn vẫn còn đó những thách thức cần được giải quyết, liên quan đến quá trình xanh hóa chuỗi sản xuất và phát triển bền vững. Đặc biệt là gần đây, các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ đã đặt ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và quy định về môi trường.
Phía FPT Digital cho biết, các số liệu nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thấp nhất, dù mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu lớn và là ngành chủ lực với tỷ lệ xuất khẩu cao.
Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Thế Phương của FPT Digital, có đến 90% doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay đang đứng ngoài xu hướng chuyển đổi số.
Trong đó, khó khăn nhất là nguồn vốn để đầu tư vào các giải pháp công nghệ số, triển khai, duy trì công nghệ bởi chi phí rất cao và tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất không thể hiện rõ ràng trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh đó là những khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán sản xuất, kinh doanh lâu đời; thiếu chuyên gia và thiếu nhân lực có chuyên môn cao để ứng dụng công nghệ số khiến khả năng thành công trong chuyển đổi số lại càng thấp hơn…
Thực tế, chuyển đổi số trong ngành dệt may diễn ra chậm hơn so với các ngành khác do tính chất đặc thù với rất nhiều công đoạn. Không chỉ khó chuyển đổi số, ngành dệt may còn đang đối mặt với bài toán chuyển đổi xanh.
Số liệu từ FPT Digital cho thấy, ngành dệt may Việt Nam đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm, là một trong những ngành tác động tiêu cực nhất lên môi trường, chỉ sau ngành sản xuất xi măng, thép.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo có thể giúp ngành dệt may tiết kiệm được 1 tỷ USD chi phí điện năng, theo số liệu của Bộ Công thương, IFC, USAID.
Chủ yếu tiêu thụ năng lượng của ngành dệt may đến từ việc vận hành thiết bị. "Chỉ cần tìm ra đúng khâu gây lãng phí năng lượng, doanh nghiệp sẽ có được sơ đồ chi tiết và dùng đúng giải pháp để tiết kiệm năng lượng", phía FPT Digital nhận định.
Hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành đang hướng tới một số giải pháp về năng lượng như: điện mặt trời, điện gió, năng lượng sinh học... Nhưng lý tưởng và phù hợp nhất với doanh nghiệp trong nước vẫn là mặt trời, do Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời lớn, trung bình khoảng 4-5 kWh/m2/ngày.
Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng để cung cấp điện cho các thiết bị sản xuất, cung cấp hơi nước và nhiệt cho quy trình nhuộm và sấy, áp dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời để chiếu sáng và làm mát nhà xưởng.
Đơn cử như mô hình điện năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy dệt may Thành Công, đặt tại khu công nghiệp Phú Hoà, tỉnh Vĩnh Long đã giúp tạo ra khoảng 48,5 triệu kWh điện, đáp ứng 66% nhu cầu điện sản xuất của doanh nghiệp.
Nhờ đó, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 1,9 triệu USD chi phí mua điện, cắt giảm 19.342 tấn than, cùng với đó, hệ thống cũng giúp giảm 44.281 tấn CO2, tương đương với việc trồng hơn 2,6 triệu cây xanh.
Hay hệ thống điện mặt trời của May Sài Gòn 3 được triển khai với quy mô lớn và công nghệ tiên tiến, bao gồm việc sử dụng 2.820 tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao.
Việc tự đầu tư vào hệ thống điện mặt trời giúp May Sài Gòn 3 không những giúp công ty tiết kiệm chi phí điện năng trong dài hạn, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường mà còn nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt đối tác và khách hàng.
Phía FPT Digital lưu ý, để quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo được thuận lợi, các doanh nghiệp phải có một bức tranh rõ ràng về tộng lượng năng lượng mà doanh nghiệp đang sử dụng cũng như dự đoán nhu cầu tăng trưởng trong tương lai.
Theo đó, việc đầu tư ban đầu cho các giải pháp năng lượng tái tạo có thể cao, nhưng cần được cân nhắc kỹ lưỡng với các lợi ích lâu dài về mặt chi phí năng lượng và ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, doanh nghiệp nên thiết lập hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả, bao gồm việc theo dõi và phân tích dữ liệu tiêu thụ năng lượng, điều chỉnh hoạt động sản xuất sao cho phù hợp với khả năng cung cấp năng lượng từ hệ thống điện mặt trời.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chủ động tìm hiểu kỹ thông tin về các chính sách ưu đãi của Chính phủ liên quan đến chuyển đổi năng lượng, bao gồm các đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thủ tục hành chính để sớm tiếp cận được nguồn tài chính "xanh" để giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu tư ban đầu.
Nấc thang mới của ngành dệt may
Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank
Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Người nước ngoài chính thức được sở hữu nhà tại Vinhomes Ocean Park 2, 3
Vinhomes Ocean Park 2, 3 vừa chính thức được cấp giấy phép mở bán cho người nước ngoài. Đây là cột mốc quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho các chuyên gia, lao động chất lượng cao nước ngoài được sở hữu nhà, an cư đẳng cấp và nắm giữ cơ hội khởi sự kinh doanh đón đầu lưu lượng cư dân “khủng” tại nơi đáng sống nhất hành tinh phía Đông Hà Nội.
Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho vận động viên bóng rổ
Nhằm chắp cánh cho các tài năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được sống trọn với đam mê, mới đây, Quỹ Phát triển tài năng Việt đã quyết định trao học bổng cho vận động viên Phan Thị Hồng Tuyết, cô gái đầy tiềm năng của bộ môn bóng rổ Việt Nam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện
Công ty có tên là FGF và mang sứ mệnh gia tăng khả năng tiếp cận ô tô điện cho đông đảo người dân, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.