Doanh nghiệp
Điện thoại Việt giá 3 triệu đồng chính thức đặt chân lên đất Ấn Độ
Đồng sáng lập, kiêm CEO Mobiistar - ông Ngô Nguyên Kha bày tỏ: "Mobiistar đã luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ ở Việt Nam, và đây chính là thời khắc cơ hội cho chúng tôi tiến đến thị thường Ấn Độ, chúng tôi rất phấn khởi trước bước tiến này".
Sau nhiều tháng chuẩn bị, thương hiệu điện thoại Việt là Mobiistar đã chính thức gia nhập thị trường Ấn Độ. Với lời hứa "Tận Hưởng Nhiều Hơn", Mobiistar chia sẻ kế hoạch phát triển thị trường nước bạn bằng việc tập trung vào dòng smartphone chuyên selfie, ở mức giá hợp lí cho người dùng.
Cụ thể, 2 sản phẩm mới chuyên selfie của Mobiistar là XQ Dual sẽ có mức giá là 7.999 Rupee (khoảng 2,7 triệu VNĐ) và CQ có mức giá là 4.999 Rupee (khoảng 1,7 triệu VNĐ).
Trong bước đầu thâm nhập thị trường Ấn Độ, Mobiistar cũng cho biết hãng đã kí kết hợp tác dài hạn với trang Thương mại Điện tử Flipkart. Cả 2 sản phẩm mới thuộc dòng Star Selfie - XQ Dual và CQ sẽ được bán độc quyền tại Flipkart từ ngày 30/5 tới.
Tại sự kiện, đồng sáng lập, kiêm CEO Mobiistar - ông Ngô Nguyên Kha bày tỏ: "Mobiistar đã luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ ở Việt Nam, và đây chính là thời khắc cơ hội cho chúng tôi tiến đến thị thường Ấn Độ, chúng tôi rất phấn khởi trước bước tiến này".
Cũng theo ông Kha, khi tìm hiểu về thị trường nơi đây, Mobiistar thấy được rằng, người dùng thường gặp phải nhiều khó khăn khi mua điện thoại bởi việc phải lựa chọn giữa tính năng, chất lượng và giá cả.
Do đó, Mobiistar đã tập trung phát triển những sản phẩm mang nhiều tính năng nổi bật và camera selfie đảm bảo chất lượng hình ảnh, nhưng vẫn giữ một mức giá hợp lí.

Nói về quan hệ hợp tác với thương hiệu điện thoại Việt, ông Ayyappan Rajagopal, Giám Đốc Cao Cấp phụ trách mảng di động của Flipkart cho biết: "Chúng tôi tin rằng, Mobiistar sẽ trở thành "best seller" trong phân khúc, trong khi chúng tôi tiếp tục giữ vai trò là điểm đến của smartphone ở Ấn Độ".
Năm ngoái, Ấn Độ là một trong những thị trường tiêu thụ smartphone lớn nhất thế giới với gần 120 triệu chiếc. Tuy nhiên, thị trường feature phone còn tiêu thụ được nhiều hơn, khoảng 130 triệu chiếc. Nhu cầu dịch chuyển từ feature phone lên smartphone chính là tiền đề để các hãng điện thoại giá rẻ, trong đó có Mobiistar tiến công sang Ấn Độ.
Trong đó, điều đặc biệt của thị trường này là doanh số điện thoại bán online rất lớn, đến gần 30% tổng doanh số. Người dùng đang đòi hỏi nhiều hơn từ các nhà sản xuất với yêu cầu sản phẩm cấu hình cao giá thấp.
"Chúng tôi có một vài lợi thế khi xác định được nhu cầu sản phẩm giá phải chăng, nhưng mang được nhiều trải nghiệm người dùng tốt. Năm 2017 chúng tôi xác định được hướng đi này tại Việt Nam, được thị trường chấp nhận. Mang những sản phẩm này sang Ấn Độ, chúng tôi được sự hưởng ứng từ các đối tác bán lẻ và phân phối", CEO Ngô Nguyên Kha cho hay.

Hiện tại, Mobiistar đã liên kết với nhà máy V-Sun Technologies để lắp ráp các thiết bị di động tại ngay Ấn Độ. Theo ông Kha, Mobiistar sản xuất các sản phẩm smartphone chất lượng tốt nhưng vẫn duy trì giá thành rẻ.
Đó là điểm khác biệt lớn giữa sản phẩm của Mobiistar với sản phẩm của các nhà sản xuất Ấn Độ khác đang cung cấp. Song song với chất lượng, Mobiistar cũng cho biết sẽ tập trung vào các dịch vụ sau mua, điều mà hầu hết các nhà sản xuất điện thoại giá rẻ bỏ qua để tiết kiệm chi phí.
Về kênh bán hàng, ban đầu, Mobiistar sẽ đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí. Sau này, khi đã mở rộng quy mô, thương hiệu smartphone Việt Nam mới đưa sản phẩm của mình tới các kênh phân phối, bán lẻ trực tiếp.
Ngoài ra, thương hiệu điện thoại Việt Nam được cho là đang đàm phán với một số nhà mạng Ấn Độ đưa ra các gói cước bán kèm sản phẩm.
Tại Ấn Độ, công ty Mobiistar có khoảng 50 nhân sự và dự kiến tăng lên 200 người.
Dễ thấy, Mobiistar đang muốn lặp lại những thành công có được tại Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. Ra đời cách đây gần 9 năm, Mobiistar là thương hiệu điện thoại Việt Nam cùng thời với các thương hiệu Việt đời đầu như Q-Mobile, Viettel hay FPT Mobile. Tuy nhiên, trong khi "điện thoại sinh viên" của FPT hay Viettel đến và đi rất nhanh, hiện tại gần như đã rơi vào quên lãng, Mobiistar vẫn sống khỏe.
Liên tục thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh, Mobiistar không chỉ đứng vững mà còn âm thầm vươn lên chiếm vị trí thứ 4 về thị phần điện thoại tại Việt Nam. Tính tới tháng 5/2017, thị phần điện thoại của Mobiistar tại Việt Nam là 2,96%.
Điện thoại Việt lên kệ trang thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ
Người Việt làm điện thoại 3 triệu đồng bán cho dân Ấn Độ
Mobiistar xác nhận sẽ ra mắt 2 sản phẩm tại Ấn Độ, có mức giá dưới 10,000 rupi (khoảng dưới 3 triệu đồng) vào ngày 23/5.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc bùng nổ tại Đông Nam Á
Thương hiệu dẫn đầu thị trường Samsung dần tụt lùi trong cuộc chiến với Vivo, Oppo và Huawei
Điện thoại Việt lên kệ trang thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ
Sau thành công với Motorola và Xiaomi, trang thương mại điện tử Flipkart tiếp tục lựa chọn Mobiistar làm đối tác phân phối smartphone giá rẻ vào thị trường Ấn Độ.
Báo Ấn Độ: Lần đầu tiên một hãng điện thoại Việt Nam dám đổ bộ vào đây
Nguồn tin này khẳng định, Mobiistar sẽ bán smartphone Việt Nam tại Ấn Độ vào cuối tháng 5/2018 này, đồng thời cạnh tranh với các tên tuổi như Oppo, Vivo và Xiaomi.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.