Quốc tế

Điều gì giúp Xiaomi đánh thắng Samsung và Apple tại Ấn Độ?

Hoàng Linh Thứ năm, 10/05/2018 - 20:05

Dù xuất hiện sau nhưng chiến lược giá rẻ của Xiaomi dường như đang phát huy hiệu quả, giúp thương hiệu này đánh bật các ông lớn tại thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ.

Xiaomi đang ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng tại Ấn Độ. Ảnh: Pinterest

Khi lần đầu tiên ra mắt tại Ấn Độ vào năm 2014, Xiaomi đặt mục tiêu bán được ít nhất 10.000 chiếc điện thoại thông minh (smartphone) tại thị trường này. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018, doanh số lên tới hơn 9 triệu chiếc.

Theo ước tính từ ngành công nghiệp này của Ấn Độ, Xiaomi hiện chiếm hơn 30% doanh số điện thoại thông minh tại nước này. Vào cuối năm 2017, Xiaomi đã phá vỡ 6 năm thống trị của Samsung trên thị trường điện thoại đang phát triển này.

Theo hãng phân tích Canalys, Xiaomi đã đánh bật Samsung trong quý IV năm ngoái để trở thành người dẫn đầu thị trường với 27% thị phần. Quý I năm nay, Xiaomi tiếp tục gia tăng sức ảnh hưởng với 31%, trong khi Samsung vẫn giữ nguyên mức 25%, theo Business Korea.

Trong cuộc phỏng vấn với CNNMoney, Giám đốc quản lý của Xiaomi tại Ấn Độ, ông Manu Jain nói rằng: "Chắc hẳn bạn sẽ cười tôi nếu tôi nói về kế hoạch ban đầu. Ngay cả trong những giấc mơ, chúng tôi cũng không hề nghĩ rằng có thể đạt được quá nhiều như vậy trong một thời gian rất ngắn".

Thế nhưng Xiaomi đã làm được, bằng cách xâm nhập vào địa phương.

"Để xây dựng kinh doanh bền vững và lâu dài tại Ấn Độ, chúng tôi phải hoạt động như một công ty Ấn Độ thực sự", ông Jain cho biết thêm. Điều này sẽ giúp các thiết bị trở nên phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng Ấn Độ cũng như xây dựng chúng ngay tại đất nước này.

Năm 2015, Xiaomi mở nhà máy đầu tiên tại Ấn Độ và đi vào sản xuất vài tháng sau đó.

Sự nổi lên của Xiaomi tại Ấn Độ đã giúp doanh nghiệp này bù đắp thiệt hại từ suy giảm trên sân nhà tại Trung Quốc. Từng là người dẫn đầu, Xiaomi hiện đã rơi xuống vị trí thứ tư trên thị trường smartphone đang suy yếu của Trung Quốc, đứng sau Huawei, Oppo và Vivo.

Hơn 95% sản phẩm của Xiaomi bán tại Ấn Độ được sản xuất tại ngay Ấn Độ, cho phép doanh nghiệp này không phải chịu mức thuế quan đối với điện thoại nhập khẩu. Yếu tố này giúp Xiaomi trở nên cạnh tranh hơn đối với đối thủ khác như Apple. Năm ngoái, Apple đưa ra tuyên bố sẽ sản xuất một số mẫu iPhone tại Bangalore, nơi được coi như thung lũng Silicon của châu Á.

Trong khi Apple mới chỉ có một nhà máy, Xiaomi đã có tới sáu và theo thông tin từ ông Jain, số cơ sở này có thể sản xuất hai chiếc điện thoại thông minh mỗi giây.

Việc sản xuất ngay tại Ấn Độ cho phép Xiaomi có thể cắt giảm mức giá so với hàng nhập khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn tại thị trường đang bùng nổ về nhu cầu.

Ông Jain tuyên bố rằng: "Những gì Xiaomi giúp mọi người hiểu là nếu bạn muốn có một sản phẩm chất lượng, bạn không nhất thiết phải trả nhiều tiền".

Xiaomi hiện đang tìm cách mở rộng phạm vi sản phẩm và trở thành thương hiệu điện tử hàng đầu của Ấn Độ. Ngoài điện thoại thông minh, Xiaomi còn bán một loạt các mặt hàng khác bao gồm tivi thông minh, máy lọc không khí và thiết bị đeo được.

Báo Ấn Độ: Lần đầu tiên một hãng điện thoại Việt Nam dám đổ bộ vào đây

Báo Ấn Độ: Lần đầu tiên một hãng điện thoại Việt Nam dám đổ bộ vào đây

Doanh nghiệp -  6 năm

Nguồn tin này khẳng định, Mobiistar sẽ bán smartphone Việt Nam tại Ấn Độ vào cuối tháng 5/2018 này, đồng thời cạnh tranh với các tên tuổi như Oppo, Vivo và Xiaomi.

Điện thoại Việt bán chạy thứ 4 trong nước, sẵn sàng xuất ngoại

Điện thoại Việt bán chạy thứ 4 trong nước, sẵn sàng xuất ngoại

Doanh nghiệp -  6 năm

Mobiistar, hãng điện thoại chỉ bán chạy trong nước sau Apple, Samsung và Oppo, đã thành lập văn phòng tại Ấn Độ để thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường, thử nghiệm sản phẩm và tiếp xúc với các đối tác phân phối ở thị trường này.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.