Phát triển bền vững

Tăng trưởng hai con số và Net Zero: Bài toán khó ngành điện

Phạm Sơn Thứ sáu, 30/05/2025 - 07:29
Nghe audio
0:00

Tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu điện tăng cao, đặt ra bài toán khó khi vừa phải đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, vừa đạt cam kết Net Zero.

Việt Nam có nhiều tiềm năng điện tái tạo nhưng chưa biến được thành hiện thực. Ảnh: Hoàng Anh.

Bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng đạt hai con số (trên 10%) trong nhiều năm tiếp theo, qua đó trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng là yêu cầu cần thiết. Giai đoạn 2010 – 2020, tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm đạt khoảng 6%, trong khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng từ 9 – 10% mỗi năm, thể hiện tương quan mạnh mẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng.

Đáng chú ý, theo PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ năng lượng, những năm gần đây, ngoài một số ngành công nghiệp, sản xuất, sự bùng nổ của các ngành có mức tiêu thụ năng lượng lớn như xe điện, trung tâm dữ liệu, AI đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

Điều này tạo ra sức ép khi phải đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế, song hành với đó là cắt giảm khí thải nhà kính, hướng đến Net Zero vào năm 2050, theo đúng cam kết của Chính phủ với quốc tế.

Bài toán không thể chọn một

TS. Bùi Thanh Minh, Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), cho biết, với giả định hệ số đàn hồi điện là 1,5, tức cứ 1% GDP tăng trưởng thì nhu cầu điện tăng 1,5%, riêng năm 2025, cần bổ sung khoảng 2.200 – 2.500MW công suất điện.

Con số này là rất áp lực đối với cả khâu đầu tư nguồn điện và đảm bảo hạ tầng lưới điện phục vụ truyền tải.

Tuy vậy, Việt Nam không thể đánh đổi Net Zero để lấy tăng trưởng kinh tế. Bởi, theo ông Minh, quá trình chuyển đổi xanh chậm trễ kéo theo một loạt rủi ro nghiêm trọng đe dọa kinh tế, xã hội và năng lực cạnh tranh quốc gia về dài hạn.

Cụ thể, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, thiệt hại do biến đổi khí hậu, bao gồm giảm năng suất khi nhiệt độ tăng cao, tổn thất hạ tầng vì thiên tai và thiệt hại nông nghiệp, có thể lên đến hơn 9% vào năm 2035.

Đó là chưa tính đến những thiệt hại của doanh nghiệp khi không thể đáp ứng yêu cầu xanh hóa chuỗi cung ứng, dẫn đến đánh mất đối tác, nhà đầu tư, đánh mất thị trường xuất khẩu.

“Chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì lợi thế cạnh tranh quốc gia và vị thế của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên thị trường thế giới”, ông Minh nhấn mạnh.

Biến tiềm năng thành hiện thực

Năng lượng tái tạo được xác định là một giải pháp then chốt chuyển đổi xanh ngành năng lượng. Nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chỉ ra, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo.

Cụ thể, về năng lượng mặt trời, bức xạ trung bình tại các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đạt 4,6–5,2 kWh/m²/ngày, cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Việt Nam cũng có tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi đạt 600GW, cao nhất trong nhóm ASEAN.

Tuy vậy, theo ông Thọ, Việt Nam vẫn chưa chuyển hóa được tiềm năng thành hiện thực. Thực tế chỉ ra, dù giai đoạn 2018 – 2020 chứng kiến sự bùng nổ về điện mặt trời với 16,5GW được đưa vào khai thác nhưng từ 2021 trở đi, xu thế này chững lại do cơ chế giá FIT kết thúc và chưa có cơ chế giá phù hợp để thay thế.

Song song với đó, hơn 4.000MW điện tái tạo, bao gồm cả điện gió, điện mặt trời, đã được xây dựng xong nhưng chưa ký được hợp đồng mua bán điện hoặc bị cắt giảm công suất thường xuyên do không giải tỏa được lưới.

Với hiện trạng đó, cơ cấu năng lượng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch, với khoảng 45% sản lượng điện đến từ nhiệt điện than. Trong khi đó, các nguồn điện thay thế khác như điện khí, thủy điện tích năng, điện sinh khối đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đủ quy mô thay thế các nguồn điện truyền thống.

Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải hoàn thiện khung pháp lý về thể chế điều phối liên ngành. Cụ thể, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng cho biết, cần xây dựng và hoàn thiện khung chính sách toàn diện, đồng bộ, rõ ràng về chuyển dịch năng lượng đáp ứng linh hoạt với xu thế công nghệ và thị trường.

Trong đó, cần khẩn trương ban hành Luật Năng lượng tái tạo, quy định chi tiết phạm vi điều chỉnh các loại hình năng lượng tái tạo, quyền và nghĩa vụ nhà đầu tư, cơ chế cấp phép, đấu nối, lưu trữ cũng như các quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

Có thể xem xét thành lập một ban chỉ đạo quốc gia về chuyển dịch năng lượng và trung hòa carbon, trực thuộc Chính phủ, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành, giám sát thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng như điều phối chương trình tài chính xanh.

Phát triển hạ tầng cũng là giải pháp cần được ưu tiên, trong đó tập trung hạ tầng đồng bộ cho cả nguồn – lưới – lưu trữ điện. Mặt khác, hoàn thiện cơ chế về chính sách giá điện và thị trường điện cạnh tranh để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo bằng cơ chế thị trường.

Đồng tình với việc phát triển năng lượng tái tạo, Phó giám đốc Ban IV nhấn mạnh một giải pháp then chốt là giảm dần hệ số đàn hồi điện vốn đang ở mức cao.

Theo Quy hoạch điện VIII, hệ số đàn hồi điện dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn khoảng 0,1 – 0,44 đến năm 2050, tức là chỉ cần tăng 0,1 – 0,44% nhu cầu điện để tạo ra 1% tăng trưởng GDP.

Muốn làm được điều này, Việt Nam cần phải chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung vào các ngành dịch vụ, công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn và ít tiêu thụ năng lượng, đồng thời triển khai hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả.

'Hồi tố giá FIT': EVN cầu cứu Bộ Công thương

'Hồi tố giá FIT': EVN cầu cứu Bộ Công thương

Tiêu điểm -  1 tháng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thừa nhận, phương án tạm thanh toán tiền mua điện với các dự án điện tái tạo vướng mắc trong hưởng giá FIT có thể dẫn tới khiếu kiện quốc tế.
'Hồi tố giá FIT': EVN cầu cứu Bộ Công thương

'Hồi tố giá FIT': EVN cầu cứu Bộ Công thương

Tiêu điểm -  1 tháng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thừa nhận, phương án tạm thanh toán tiền mua điện với các dự án điện tái tạo vướng mắc trong hưởng giá FIT có thể dẫn tới khiếu kiện quốc tế.
Tập đoàn năng lượng Mỹ muốn 'biến' Việt Nam thành trung tâm phân phối LNG ở ASEAN

Tập đoàn năng lượng Mỹ muốn 'biến' Việt Nam thành trung tâm phân phối LNG ở ASEAN

Tiêu điểm -  1 tháng

Tập đoàn năng lượng Mỹ Excelerate Energy đề xuất đầu tư hạ tầng và liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hướng tới đưa Việt Nam trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực ASEAN.

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

Leader talk -  2 tháng

T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.

Chốt thời điểm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo

Chốt thời điểm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo

Tiêu điểm -  2 tháng

Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.

Hành trình kiến tạo dòng sữa tươi sạch tại Nga từ đạo lý 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của một doanh nghiệp tử tế

Hành trình kiến tạo dòng sữa tươi sạch tại Nga từ đạo lý 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của một doanh nghiệp tử tế

Phát triển bền vững -  23 giờ

Không chỉ là những con số đầu tư hay công suất sản xuất, thành quả lớn nhất mà TH mang đến chính là niềm tin và sinh kế cho hàng trăm người dân địa phương – những người đã cùng TH kiến tạo nên một phần mới mẻ, hiện đại hơn trong bức tranh chung của nền nông nghiệp Nga.

Phó tổng GSM Phan Thị Hồng Dung: Nhân sự xanh là chìa khóa ESG

Phó tổng GSM Phan Thị Hồng Dung: Nhân sự xanh là chìa khóa ESG

Phát triển bền vững -  2 ngày

Bà Phan Thị Hồng Dung - Phó tổng GSM khẳng định, ESG hay bảo vệ môi trường không phải là những con số xa vời mà bắt nguồn từ chính con người trong mỗi tổ chức.

Có gì trong báo cáo phát triển bền vững của Mavin?

Có gì trong báo cáo phát triển bền vững của Mavin?

Phát triển bền vững -  3 ngày

Báo cáo phát triển bền vững 2024 thể hiện nỗ lực toàn diện của Mavin trong chiến lược hiện đại hóa, bền vững hóa chuỗi giá trị nông nghiệp.

 Nhiệt điện 'hết thời', Phả Lại rót 'tỷ đô' làm điện khí

Nhiệt điện 'hết thời', Phả Lại rót 'tỷ đô' làm điện khí

Phát triển bền vững -  3 ngày

Trong bối cảnh Phả Lại 1 có nguy cơ ngừng hoạt động trước năm 2030 nếu tiếp tục sử dụng than để phát điện, Nhiệt điện Phả Lại đã thông qua kế hoạch đầu tư nhà máy LNG trị giá 35.000 tỷ đồng

'Địa cầu quê tôi': Dự án gây bất ngờ của Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

'Địa cầu quê tôi': Dự án gây bất ngờ của Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Phát triển bền vững -  3 ngày

"Địa cầu quê tôi" đã vang lên trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những xung đột không ngừng, với thông điệp mạnh mẽ: “Địa cầu là quê hương của tất cả chúng ta”.

VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ

VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giây

VinFast hợp tác chiến lược với myTVS hướng tới thiết lập 120 xưởng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng tại Ấn Độ.

Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới

Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  49 giây

Từ Tokyo, Singapore đến Hà Nội, TP.HCM, chỗ đỗ xe đang trở thành yếu tố quyết định không chỉ trong việc sở hữu ô tô mà còn là tiêu chuẩn mới trong đầu tư bất động sản.

Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC

Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC

Doanh nghiệp -  27 phút

Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.

Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang

Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang

Bất động sản -  29 phút

Giá bất động sản tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, khiến người nghèo gần như vô vọng trong việc tiếp cận nhà ở.

Bất động sản TP.HCM dậy sóng với Blanca City: 1.769 booking được ghi nhận

Bất động sản TP.HCM dậy sóng với Blanca City: 1.769 booking được ghi nhận

Nhịp cầu kinh doanh -  30 phút

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) ngày 29/6 đón gần 2.000 khách hàng tham gia sự kiện giới thiệu dự án thành phố trắng bên đại dương Blanca City tại TP.HCM. Lượng khách bùng nổ và không khí giao dịch sôi động tiếp tục khẳng định sức hút từ đô thị biển của Sun Group trong bối cảnh bất động sản Vũng Tàu bứt phá mạnh mẽ.

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt đảo châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt đảo châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Nhịp cầu kinh doanh -  31 phút

Kết hợp với hệ tiện ích wellness chăm sóc sức khỏe cao cấp, Đảo châu Âu trở thành biểu tượng wellness Island đầu tiên tại miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng.

Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB

Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB

Nhịp cầu kinh doanh -  41 phút

Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình ưu đãi “chuyển tiền toàn cầu – quà tặng đẳng cấp” với cơ hội trúng thưởng loạt quà tặng giá trị, hấp dẫn.