Kinh tế Việt Nam còn nhiều cơ hội
Dù không đạt được một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội trong quý I/2024 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phục hồi đà tăng trưởng, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, cầu tiêu dùng yếu, mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% là rất thách thức.
Thảo luận tổ 13 về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So, đoàn Bắc Ninh, nhìn nhận, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn về thị trường đầu ra, thiếu đơn hàng, thiếu vốn và thiếu hụt lao động có tay nghề, kỹ năng.
Dẫn chứng về số liệu doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường được Tổng cục Thống kê công bố, ông So đánh giá, doanh nghiệp đang rất cạn kiệt, thiếu sức đề kháng để chống chọi và thích ứng với biến động trên thế giới.
Như vậy, mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% là rất khó khăn và doanh nghiệp cũng không thể phát huy vai trò tạo việc làm, đóng góp cho xã hội. “Chúng ta có thực sự cần đến số lượng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong khi chất lượng, sức đề kháng của doanh nghiệp đang rất yếu”, đại biểu đoàn Bắc Ninh đặt vấn đề.
Cùng quan điểm, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thu Nguyệt, đoàn Đắk Lắk, hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn gốn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ, các cơ sở kinh doanh cá nhân và gia đình.
Dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng tình hình vẫn chậm được cải thiện, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức tương đối thấp.
Theo bà Nguyệt, khó khăn của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng mất việc làm, tạm ngừng lao động. Nhiều công nhân phải trở về địa phương và đang phải loay hoay với câu hỏi làm gì để đảm bảo sinh kế, tiềm ẩn những nguy cơ về an sinh.
Khẩn cấp tìm giải pháp cứu doanh nghiệp
Thực tế, sau bốn năm chống chịu với những biến động khó lường, những doanh nghiệp còn có thể trụ lại thị trường thể hiện sức chống chịu tương đối tốt. Theo ông So, đây là nhóm doanh nghiệp có đủ tiềm năng về tài chính, khoa học công nghệ, là những “viên gạch” đặt nền móng cho hạ tầng kinh tế vĩ mô.
Chính vì vậy, ông So đề xuất cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đang tiếp tục hoạt động trên thị trường để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, duy trì và nâng cao hiệu quả dòng tiền cho nền kinh tế.
Bàn về giải pháp, đại biểu đoàn Bắc Ninh đề xuất, tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp. Đây là giải pháp dài hạn, căn cơ và then chốt, bên cạnh những giải pháp mang tính thời điểm như hỗ trợ vốn, giảm thuế, phí.
Tại phiên thảo luận tổ 2, đại biểu Trần Anh Tuấn, đoàn TP.HCM, cũng đưa ra nhận định, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính là ưu tiên để khuyến khích doanh nghiệp thành lập, lôi kéo nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế.
Ông Tuấn bổ sung thêm, chính sách tài khóa vẫn còn dư địa, do đó cần tận dụng thông qua các công cụ như giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế.
Đồng quan điểm, tại phiên thảo luận tổ 1, đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội, đề xuất tăng thêm các chính sách mang tính kích cầu, chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cũng như giải pháp khơi thông hoạt động, khơi dậy niềm tin từ phía doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Cường chỉ ra thực trạng vẫn còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm ở một bộ phận cán bộ, là điều cần được xử lý dứt điểm để gia tăng hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế.
Dù không đạt được một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội trong quý I/2024 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phục hồi đà tăng trưởng, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Giảm lãi suất để bơm tiền cho nền kinh tế hay tăng lãi suất để tránh bong bóng tài sản và bảo vệ tỷ giá Việt Nam đồng là bài toán khó đối với điều hành chính sách.
Đang trong đà phục hồi với một vài con số “đẹp” nhưng theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), phục hồi kinh tế quý I/2024 là thiếu bền vững.
Tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản đều giảm so với năm 2022 có thể là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng năm 2023 thiếu thực chất, không phản ánh đúng sức khỏe của nền kinh tế.
JCI Khanhhoa không chỉ là nơi để phát triển kinh doanh mà còn là môi trường giúp các doanh nhân trẻ trở nên chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo.
Cuối năm luôn là thời gian người lao động tăng tốc chạy đua với công việc, không chỉ nhằm đáp ứng KPI đề ra mà còn hoàn thành mục tiêu riêng của bản thân. Để tăng hiệu suất làm việc vào thời gian này, họ cần những giải pháp bổ sung năng lượng, lấy lại sự tập trung ngay tức thì.
Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm từ hai lên 4-6 làn xe được thông xe đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô.
Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì tốc độ thay đổi hiện tại nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025, theo FTSE Russell.
Để thực hiện các kế hoạch kinh doanh tham vọng, chỉ sau ba năm niêm yết, vốn điều lệ của BAF đã tăng gấp ba từ 780 tỷ đồng lên 2.390 tỷ đồng nhờ việc liên tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Trường đại học VinUni vừa được UNESCO bổ nhiệm vai trò UNESCO Chair dưới mô hình trung tâm nghiên cứu và đào tạo do UNESCO bảo trợ về lãnh đạo môi trường, di sản văn hóa và đa dạng sinh học.
Quy hoạch tài nguyên vùng bờ tập trung bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, sinh thái biển và các giá trị khác.