Những chỉ số bất thường của nền kinh tế

Hoàng Đông Thứ tư, 24/04/2024 - 08:00

Đang trong đà phục hồi với một vài con số “đẹp” nhưng theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), phục hồi kinh tế quý I/2024 là thiếu bền vững.

TS. Nguyễn Đình Cung tại tọa đàm Tọa đàm Kinh tế Việt Nam và Thế giới quý I/2024. Ảnh: VnEconomy

Số liệu dễ thấy nhất chứng tỏ sức khỏe của nền kinh tế đang yếu là số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao. Riêng quý I/2024, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn gấp đôi so với doanh nghiệp thành lập mới. Tính bình quân, trong ba tháng đầu năm, cứ mỗi tháng Việt Nam mất đi gần 5 nghìn doanh nghiệp.

Ông Cung nhìn nhận, bức tranh doanh nghiệp cho thấy nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn đáng kể, tổn thương đến tính ổn định và động lực tăng trưởng trong tương lai.

Đi sâu vào phân tích các số liệu, những điểm bất thường tiếp tục được nguyên lãnh đạo CIEM chỉ ra. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp của từng tháng trong quý I/2024 không ổn định, tháng 1 tăng mạnh đến hơn 18%, tháng 2 lại giảm tương đối sâu. Dù tháng 2 là thời điểm Tết Nguyên đán nhưng những con số có sự biến động như vậy là quá lớn so với bình thường.

Mặt khác trong năm 2023 và quý I/2024, tăng trưởng trung bình của giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều so với giá trị sản xuất công nghiệp, trong khi thông thường hai con số này chênh lệch nhau không quá lớn.

Điều này càng bất thường khi đặt trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu có dấu hiệu tăng cao. Bởi lẽ chi phí tăng, bán hàng không thay đổi nhưng lợi nhuận lại tăng lên.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong quý đầu năm đạt hơn 93 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Riêng tháng 3, xuất khẩu đạt 34 tỷ USD, cao hơn mức trung bình 30 tỷ USD mỗi tháng của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Cung, mức tăng này chưa đáng kể và sẽ rất khó có thể vượt trong những tháng còn lại bởi tình hình quốc tế diễn biến khó lường và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến hệ quả là nền kinh tế khó có khả năng bứt phá, bởi xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng chính.

Một động lực tăng trưởng khác là dịch vụ cũng lộ rõ sự hụt hơi khi chỉ tăng hơn 6,1% trong ba tháng đầu năm, tăng trưởng loại trừ yếu tố giá chỉ đạt 5,1%. Lĩnh vực dịch vụ vẫn thấp hơn giai đoạn trước đại dịch và có thể sẽ đi xuống khi nguy cơ lạm phát tăng cao còn thu nhập của người dân không thay đổi.

Tiếp đó, đầu tư công vốn được xem là giải pháp quan trọng để kích thích kinh tế trong bối cảnh thách thức kép suốt những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng đầu tư công đạt 3,7% trong quý I, tụt dốc mạnh so với mức tăng hơn 21% của quý IV/2023.

Ông Cung dự báo, đầu tư công khó có thể tăng mạnh so với năm 2023 bởi tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, “nhiều người chưa muốn làm”.

Tăng trưởng đầu tư tư nhân, đầu tư doanh nghiệp nhà nước và đầu tư toàn xã hội cũng có sự tụt giảm, duy chỉ có tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là tăng. Điều này cũng thể hiện sự thiếu ổn định trong hoạt động đầu tư, lộ rõ khó khăn trong thu hút vốn vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Vốn FDI tăng nhưng mức tăng được nguyên Viện trưởng CIEM nhận xét là không đáng kể. Mặt khác, quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án FDI đang có xu hướng giảm. Tính từ năm 2015 trở lại đây, trung bình quy mô mỗi dự án đều thấp hơn mức trung bình của hơn 30 năm thu hút vốn FDI.

Điều này bộc lộ những rủi ro của hoạt động thu hút FDI khi có dấu hiệu doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kéo theo cả “họ hàng”, tức là những đơn vị phụ trợ, cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp trong nước vấp phải sự cạnh tranh gay gắt và ít có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng trưởng có thể không phản ánh đúng nền kinh tế

Tăng trưởng có thể không phản ánh đúng nền kinh tế

Tiêu điểm -  11 tháng

Tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản đều giảm so với năm 2022 có thể là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng năm 2023 thiếu thực chất, không phản ánh đúng sức khỏe của nền kinh tế.

Nghịch lý đằng sau sự phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mô?

Nghịch lý đằng sau sự phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mô?

Tiêu điểm -  11 tháng

Doanh nghiệp nội khát vốn, kiệt quệ trong bức tranh kinh tế đang phục hồi, ổn định vĩ mô được đảm bảo đặt ra nhiều câu hỏi lớn trong cơ cấu tăng trưởng của Việt Nam.

Tiếp tục cảnh báo rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục cảnh báo rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  11 tháng

Theo AMRO, các rủi ro tăng trưởng với triển vọng kinh tế Việt Nam chủ yếu theo hướng tiêu cực.

Nghịch lý đầu tư công

Nghịch lý đầu tư công

Tiêu điểm -  1 năm

Trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam lại giảm xuống trong thập kỷ qua, đi cùng với hiệu suất thấp, theo Ngân hàng Thế giới.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  24 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.