Tăng trưởng có thể không phản ánh đúng nền kinh tế

Nhật Phạm Thứ sáu, 19/04/2024 - 10:58

Tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản đều giảm so với năm 2022 có thể là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng năm 2023 thiếu thực chất, không phản ánh đúng sức khỏe của nền kinh tế.

Xuất siêu tăng, nhập khẩu giảm mạnh năm 2023 là dấu hiệu cho thấy sản xuất đang suy yếu. Ảnh: Hoàng Anh

Vượt qua năm 2023 được đánh giá là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế, Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao so với khu vực và thế giới với những dấu hiệu đặt nền móng cho sự phục hồi.

Tuy nhiên, theo GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, tăng trưởng kinh tế năm 2023 vẫn chưa được cải thiện về chất lượng, lộ rõ sự suy yếu ở những yếu tố cầu như tiêu dùng và đầu tư.

Cụ thể, tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng khoảng 3,5%, chưa bằng một nửa năm 2022. Tích lũy tài sản (phản ánh đầu tư tài sản) cũng giảm tốc khi chỉ tăng trưởng gần 4,1%.

Tốc độ tăng của cả hai chỉ tiêu nói trên đều thấp hơn tốc độ tăng GDP, cho thấy tăng trưởng năm 2023 chủ yếu đến từ xuất khẩu ròng, do xuất khẩu giảm hơn 2,5% trong khi nhập khẩu giảm đến hơn 4,3%. Tuy nhiên, mức nhập khẩu suy giảm là dấu hiệu của việc sản xuất đang gặp khó khăn.

Do đó, mức tăng trưởng năm 2023 có thể không đánh giá thực chất về sức khỏe của nền kinh tế. Trái lại, sự suy yếu từ phía cầu được thể hiện qua các số liệu có thể gây ra nhiều hệ lụy như sụt giảm sản xuất công nghiệp, giảm thu nhập và chi tiêu, là hiện tượng hết sức nguy hiểm trong bối cảnh năm 2024 với những khó khăn, bất định vẫn còn bủa vây nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp.

Với tình hình này, ông Chương đánh giá, khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6 – 6,5% như Quốc hội đề ra cho năm 2024 là rất thách thức.

Đồng quan điểm, GS.TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng quản lý khoa học, Trường đại học Kinh tế quốc dân, cho biết, việc quản lý tổng cầu trong giai đoạn vừa qua bộc lộ nhiều vấn đề.

Trong khi đó, đầu tư tư nhân lại gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo sự chững lại của cả nền kinh tế. Điều này được phản ánh rõ nét trong bức tranh quý I/2024 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khi số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động không ngừng tăng và đã vượt qua số thành lập mới hoặc quay lại thị trường.

Theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào bất động sản. Do đó, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua cũng là yếu tố khiến cộng đồng doanh nghiệp suy yếu và kiệt quệ.

Các kênh huy động vốn khác như hệ thống tài chính tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vàng cũng bộc lộ nhiều vấn đề và tiềm ẩn không ít rủi ro. Hệ quả, doanh nghiệp thiếu vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh trong khi lượng lớn tiền của nền kinh tế đang “mắc kẹt”.

Trước tình thế chất lượng tăng trưởng không có chiều sâu và động lực tăng trưởng vẫn còn chưa rõ ràng, theo ông Trung, Việt Nam vẫn cần tập trung vào các chính sách thúc đẩy từ phía cầu để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn, trước mắt là mục tiêu 2024.

Trong đó, chính sách tài khóa nghịch chu kỳ (nới lỏng tài khóa để tăng cung tiền khi nền kinh tế gặp nhiều lực cản) cần tiếp tục được đẩy mạnh khi nợ công có xu hướng giảm và ngân sách không gặp tình trạng căng thẳng. Ông Trung lưu ý, Chính phủ nên đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, đầu tư công đóng vai trò dẫn dắt chứ không thể là động lực tăng trưởng trong dài hạn. Do đó, trong ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, nhóm chuyên gia Trường đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh cần phải tập trung đầu tư cho khu vực tư nhân, từ đó tạo ra tính lan tỏa cho nền kinh tế.

“Cần khơi thông lại nguồn lực để đưa đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất”, ông Trung nhấn mạnh.

Nghịch lý đằng sau sự phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mô?

Nghịch lý đằng sau sự phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mô?

Tiêu điểm -  5 tháng

Doanh nghiệp nội khát vốn, kiệt quệ trong bức tranh kinh tế đang phục hồi, ổn định vĩ mô được đảm bảo đặt ra nhiều câu hỏi lớn trong cơ cấu tăng trưởng của Việt Nam.

ADB tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng giữa bất ổn toàn cầu

ADB tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng giữa bất ổn toàn cầu

Tiêu điểm -  5 tháng

Ngân hàng Phát triển châu Á giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài.

Tiếp tục cảnh báo rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục cảnh báo rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  5 tháng

Theo AMRO, các rủi ro tăng trưởng với triển vọng kinh tế Việt Nam chủ yếu theo hướng tiêu cực.

Sáng tối đan xen trong bức tranh kinh tế quý I

Sáng tối đan xen trong bức tranh kinh tế quý I

Tiêu điểm -  5 tháng

Kinh tế Việt Nam đang nối tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2023 nhưng vẫn còn nhiều dấu hiệu “hụt hơi”, bộc lộ những thương tổn từ gốc rễ.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.