Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng
VND mất giá có tác động không lớn đến xuất khẩu nhưng lại có rủi ro làm tăng lạm phát.
Giảm lãi suất để bơm tiền cho nền kinh tế hay tăng lãi suất để tránh bong bóng tài sản và bảo vệ tỷ giá Việt Nam đồng là bài toán khó đối với điều hành chính sách.
Hạ mặt bằng lãi suất để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp được nhiều chuyên gia khuyến nghị là giải pháp ưu tiên hiện nay, khi doanh nghiệp đang ngày càng kiệt quệ, số lượng rút lui khỏi thị trường không ngừng tăng trong những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh, Sáng lập viên Think Future Consultancy, chính sách tiền tệ nghịch chu kỳ, tức nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất khi nền kinh tế khó khăn, chưa chắc đã có tác dụng tạo đà cho tăng trưởng.
Ông Linh lý giải, lãi suất thấp giúp kích cầu tiêu dùng nhưng cầu tiêu dùng hiện đang còn yếu. Trong bối cảnh đó, dù lãi suất có xuống thấp thì “người dân cũng chẳng đi vay tiền để tiêu”.
Ngoài ra, trước những biến động toàn cầu vẫn chưa đi đến hồi kết, triển vọng tăng trưởng kinh tế đang bị bóp nghẹt. Là quốc gia có độ mở lớn, Việt Nam khó có thể tạo đà tăng trưởng khi kinh tế toàn cầu gặp khó khăn.
Trong khi đó, lãi suất thấp có thể gây ra những bong bóng tài sản, dễ thấy nhất như hiện tượng người người, nhà nhà mở tài khoản chứng khoán trong giai đoạn 2021 – 2022. Đầu năm nay, giá vàng, giá nhà chung cư tăng mạnh là những dấu hiệu cảnh báo trước cho các bong bóng tài sản có thể hình thành, đến khi “nổ bong bóng”, nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt.
Một tác động lớn khác của chính sách hạ lãi suất là vấn đề tỷ giá, bởi lãi suất thấp khiến tỷ giá đồng Việt Nam bị giảm trong ngắn hạn.
Theo vị chuyên gia của Think Future Consultancy, tỷ giá của Việt Nam đã chịu áp lực lớn từ năm 2022, khi Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải bán ngoại hối và nâng lãi suất ở mức vừa phải để duy trì tỷ giá.
Năm 2023, tỷ giá có phần ổn định nhờ kinh tế tăng trưởng yếu, nhập khẩu suy giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu đang có dấu hiệu phục hồi trong năm 2024 sẽ tiếp tục tạo áp lực rất lớn lên tỷ giá. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đồng đã mất giá gần 5%, ngang với dự báo cho cả năm 2024.
Trước tình hình đó, ông Linh nhìn nhận, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế nên tập trung vào phần cung, tức là gỡ khó cho doanh nghiệp thông qua giảm thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư.
Tuy nhiên, TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích, sức khỏe của doanh nghiệp đang đi xuống, cầu tiêu dùng cũng đang suy giảm nên tuyệt đối không thể đánh đổi lãi suất để giữ ổn định tỷ giá, bởi đây là “sự đánh đổi đắt giá nhất”.
Ông Phước đồng tình vấn đề tỷ giá rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô và niềm tin của nhà đầu tư nhưng cũng tin rằng việc duy trì tỷ giá chỉ biến động trong khoảng 3 – 4% nằm trong khả năng của Ngân hàng Nhà nước.
Do đó, điều cần thiết lúc này là không thể nâng lãi suất nhằm ổn định tỷ giá. Bởi lẽ, đến khi tỷ giá ổn định mới nâng lãi suất, doanh nghiệp có thể đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và không thể phục hồi.
VND mất giá có tác động không lớn đến xuất khẩu nhưng lại có rủi ro làm tăng lạm phát.
Theo chuyên gia Trần Đức Anh, nếu tỷ giá tiếp tục tăng mạnh thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có thể phải can thiệp bằng việc nâng lãi suất tiền đồng.
Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá tăng 4,9% và là mức tăng thấp so với các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới. Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẵn sàng thực hiện ngay các biện pháp can thiệp nếu tỷ giá có những diễn biến bất lợi.
Mặc dù tỷ giá bật tăng mạnh thời gian qua, song các chuyên gia nhận định đây không còn là thách thức lớn đối với Việt Nam như giai đoạn 2022 – 2023.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.