EU đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xanh
Phát triển kinh tế xanh, cách thức hợp tác mới giữa các doanh nghiệp EU và Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.
Việt Nam đang cùng lúc thực hiện nhiều chính sách hướng tới xanh, bền vững trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp đánh giá cao hơn tính cần thiết của chuyển đổi xanh.
Việc có đến 2/3 doanh nghiệp được hỏi cho biết chưa chuẩn bị gì cho các hoạt động chuyển đổi xanh, trở thành "sức ép lớn" khi các quy định hết thời gian chuyển tiếp và chuyển sang giai đoạn bắt buộc tuân thủ, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cảnh báo trong báo cáo mới nhất.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này theo Ban IV đến từ việc doanh nghiệp chưa biết bản thân mình nằm trong "danh sách bắt buộc" phải thực hiện các hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi xanh.
Đơn cử, 67/69 doanh nghiệp ngành giấy và nhiều doanh nghiệp tại Thái Nguyên chưa biết mình nằm trong danh sách bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Thủ tướng.
Thậm chí, doanh nghiệp có quy mô lớn nhất mảng sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam cũng chưa biết mình nằm trong danh sách dù quyết định đã ban hành được hai năm.
Nhóm nghiên cứu Ban IV không loại trừ nguyên nhân của sự chậm trễ triển khai kiểm kê khí nhà kính cũng đến từ việc doanh nghiệp chưa biết phải tuân thủ và thực hiện như thế nào.
Nguồn vốn là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi xanh, theo kết quả khảo sát của Ban IV.
Thực tế cho thấy, sau hơn 10 năm tài chính xanh được triển khai ở Việt Nam nhưng quy mô vẫn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ (số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính tới hết năm 2023), trong khi trái phiếu xanh còn rất ít.
Việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể, trong khi các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn, trung hạn và bên vay đòi hỏi lãi suất ưu đãi.
Trong khi đó, trái phiếu xanh còn thiếu các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan chức năng về thông tin, tiêu chí của dự án xanh; cơ chế quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn; khung pháp lý…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng còn nhiều rào cản khi muốn tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế hỗ trợ cho cam kết của Việt Nam như Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Nhiều tổ chức quốc tế, qua khảo sát, đã phản ánh còn nhiều chậm trễ và nhiều rào cản để tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án nhóm này.
Ngoài vốn, doanh nghiệp còn khó khăn khi tìm kiếm nhân lực do giảm phát thải là lĩnh vực mới, đặc thù.
Các doanh nghiệp trong khảo sát của Ban IV cũng phản ánh về việc “nhiễu loạn” thông tin về kiểm kê khí nhà kính và gặp khó khăn trong tìm kiếm các đơn vị tư vấn, thẩm định đủ năng lực, được công nhận và có mức giá hợp lý.
Trước thực tế trên, nhóm nghiên cứu của Ban IV khuyến nghị, các tiêu chuẩn phân loại xanh, danh mục dự án xanh, quy định tín dụng/trái phiếu xanh, các thiết kế về dòng vốn cần được ban hành sớm và hướng dẫn tổ chức thực hiện, triển khai nhanh chóng.
Muốn vậy, các bộ ngành liên quan cần thúc đẩy nhanh chóng chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ loạt doanh nghiệp tiên phong thích nghi với cuộc chơi mới, từ đó tạo mẫu và động lực cho diện rộng doanh nghiệp cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung quốc gia.
Về phía doanh nghiệp, nhiều kiến nghị ban hành danh mục dự án xanh, các tiêu chí xanh trong các lĩnh vực để hỗ trợ tiếp cận nguồn tài chính xanh. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ xanh đến các doanh nghiệp từng ngành cụ thể.
Phát triển kinh tế xanh, cách thức hợp tác mới giữa các doanh nghiệp EU và Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Triển khai các chính sách chuyển đổi sang phương tiện giao thông dùng điện, nhiên liệu xanh đang dừng lại ở một vài hỗ trợ về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ.
Thiếu giải pháp chuyển đổi xanh là một trong ba thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp thực hành ESG, khi vừa yếu tài chính vừa thiếu nhân sự.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.