Phát triển bền vững

Kết quả kiểm kê khí nhà kính cần được thẩm định bởi đơn vị độc lập

Phạm Sơn Thứ tư, 24/04/2024 - 08:00

Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất kết quả kiểm kê khí nhà kính của các đơn vị được phân bổ hạn ngạch phát thải cần được thẩm định bởi đơn vị độc lập trước khi gửi Chính phủ.

Chăn nuôi lợn, bò quy mô lớn được đề xuất đưa vào danh sách kiểm kê khí thải. Ảnh: Hoàng Anh

Công tác kiểm kê khí thải nhà kính và phân bổ hạn ngạch phát thải được quy định tại Nghị định 06 năm 2022 của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Đây là những bước chuẩn bị quan trọng để tiến tới thiết lập thị trường tín chỉ carbon bắt buộc. Cụ thể, với thị trường tín chỉ carbon bắt buộc, các cơ sở sẽ được phân bổ hạn ngạch, phát thải trên mức hạn ngạch sẽ bị phạt, còn cơ sở phát thải dưới mức hạn ngạch thì phần thừa có thể quy thành tín chỉ carbon, bán cho các đơn vị khác.

Qua quá trình nhận được góp ý từ các tổ chức, chuyên gia, Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất sửa đổi một số quy định thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính. Cụ thể, Nghị định 06 quy định việc thẩm định kết quả kiểm kê khí thải thuộc về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, công tác này nên giao cho các đơn vị thẩm định độc lập để nâng cao độ chính xác, minh bạch. Chính vì vậy, tại dự thảo sửa đổi Nghị định 06, Bộ Tài nguyên mà môi trường đề xuất các đơn vị thẩm định độc lập sẽ đảm nhiệm việc thẩm định kết quả kiểm kê phát thải trước khi nộp cho Chính phủ.

Đối với đơn vị thẩm định, Nghị định 06 quy định phải thỏa mãn một yêu cầu, bao gồm có năng lực thẩm định được Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) công nhận; được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065; có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí thải nhà kính đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định của UNFCCC.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 06 bổ sung yêu cầu đối với các đơn vị thẩm định, cụ thể là đối với điều kiện cuối cùng, bổ sung thêm thành “tổ chức có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14064-3 về quy định kỹ thuật và hướng dẫn đối với thẩm định, kiểm định của các xác nhận khí nhà kính”.

Đối với các cơ sở phải thực hiện kiểm kê, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự thảo bổ sung đối tượng là các cơ sở chăn nuôi lợn, bò quy mô lớn. Đây là những mô hình sản xuất, kinh doanh có lượng phát thải khí CH4 (Mê-tan) rất cao. Mỗi tấn CH4 tương đương với khoảng 25 tấn khí thải CO2.

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Phát triển bền vững -  1 năm

Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đối tác có giải pháp bền vững hơn để xanh hóa chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của đối tác nếu không có các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải.

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Kiểm kê và thực hiện khí thải nhà kính là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục của Chính phủ, cũng như một số doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của cơ chế CBAM.

Việt Nam vượt mục tiêu cắt giảm khí thải carbon tự nguyện

Việt Nam vượt mục tiêu cắt giảm khí thải carbon tự nguyện

Phát triển bền vững -  1 năm

Theo báo cáo của PwC được công bố bên thềm COP27, Việt Nam và New Zealand là 2 quốc gia tính đến nay đã hoàn thành vượt mục tiêu giảm phát thải carbon dựa trên NDC (mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định).

Cần một ‘mức giá’ cho khí thải carbon

Cần một ‘mức giá’ cho khí thải carbon

Phát triển bền vững -  1 năm

Các công cụ định giá khí thải carbon là cần thiết để đưa chi phí phát thải gây ô nhiễm vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, từ đó hạn chế sản xuất kém bền vững, đồng thời huy động được nguồn tài chính hỗ trợ các giải pháp thân thiện với môi trường.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.