Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Trình Tiêu Thứ tư, 25/09/2024 - 11:43

Chuyển đổi phương thức phát triển hướng tới kinh tế xanh, cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Bộ Kế hoạch và đầu tư đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.

Theo dự thảo của Bộ, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước. Danh mục ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

Ngành cấp 1 gồm 22 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến V;

Ngành cấp 2 gồm 87 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

Ngành cấp 3 gồm 259 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

Ngành cấp 4 gồm 492 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

Ngành cấp 5 gồm 733 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Nội dung ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế có các yếu tố được xếp vào từng bộ phận.

Cụ thể, những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

Hệ thống ngành kinh tế xanh Quốc gia

Hệ thống ngành kinh tế xanh sẽ bao gồm ngành kinh tế xanh, ngành kinh tế chuyển đổi sang xanh và ngành kinh tế phụ trợ.

Ngành kinh tế xanh là ngành gồm các hoạt động kinh tế đáp ứng có khả năng đạt được một trong các mục tiêu tăng trưởng xanh và không gây hại đáng kể với các mục tiêu khác.

Ngành chuyển đổi sang xanh là ngành gồm các hoạt động kinh tế gây hại hoặc có thể gây hại với một số mục tiêu, tuy nhiên là các ngành này đóng góp đáng kể với nền kinh tế Việt Nam, do đó cần khuyến khích chuyển đổi hoặc cần có kế hoạch khắc phục toàn diện.

Ngành kinh tế phụ trợ là các ngành gồm các hoạt động kinh tế đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh một cách gián tiếp, có tác động phụ trợ cho các ngành xanh.

Danh mục ngành kinh tế xanh quốc gia sẽ có 11 ngành kinh tế cấp 1:

- A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

- C. Công nghiệp chế biến, chế tạo;

- D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;

- E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải;

- F. Xây dựng;

- H. Vận tải, kho bãi;

- J. Hoạt động xuất bản, phát thanh, sản xuất và phân phối nội dung;

- K. Viễn thông, lập trình máy vi tính, tư vấn máy vi tính và các hoạt động dịch vụ thông tin khác;

- L. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm;

- M. Hoạt động kinh doanh bất động sản;

- N. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.

Một ngành kinh tế được xác định là ngành kinh tế xanh khi đáp ứng ít nhất một trong các mục tiêu bảo vệ môi trường: Giảm thiểu biến đổi khí hậu; Thích ứng với biến đổi khí hậu; Bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Khả năng phục hồi tài nguyên và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Độc giả có thể tải danh sách các ngành kinh tế trong các file đính kèm dưới đây:

- Phu-luc-1_he-thong-nganh-kinh-te-viet-nam-sua-doi.pdf

- Phu-luc-2_he-thong-nganh-kinh-te-xanh-quoc-gia.pdf

Sẽ ban hành hệ thống các ngành kinh tế xanh

Sẽ ban hành hệ thống các ngành kinh tế xanh

Phát triển bền vững -  3 tháng

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đã trình Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh, tiêu chí phân loại xanh cũng như các cơ chế ưu đãi, thí điểm cho các dự án xanh.

Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam

Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 tháng

Hải Phòng đề xuất xây dựng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam từ khu đất nông nghiệp rộng 20 nghìn ha phía nam thành phố.

Kinh tế xanh và bài học từ Đài Loan

Kinh tế xanh và bài học từ Đài Loan

Phát triển bền vững -  5 tháng

Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là quê hương của những ông lớn công nghệ như Foxconn, Acer, Asus hay hãng tàu Evergreen. Nền kinh tế này cũng sở hữu những thành tựu về xanh hóa các hoạt động kinh tế đáng để ghi nhận và học hỏi.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  58 phút

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Trong thời điểm tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, quản lý rủi ro tốt sẽ trở thành điểm cộng cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Leader talk -  1 giờ

Theo chứng khoán Vietcap, VinFast sẽ cần 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động đầu tư phát triển. Phần lớn trong số này sẽ đến từ các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Phát triển bền vững -  1 giờ

Rủi ro đe dọa triển vọng kinh tế Việt Nam đến từ cầu bên ngoài và năng lực chống đỡ bên trong còn yếu, đòi hỏi các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy kinh doanh.

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 giờ

Chuyển đổi phương thức phát triển hướng tới kinh tế xanh, cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Tiêu điểm -  2 giờ

Sau những khó khăn vào năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu bước đột phá mới sau khi nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Nguyên tắc quản trị công ty OECD: Kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt

Nguyên tắc quản trị công ty OECD: Kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã được công nhận là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu, là nền tảng để các công ty triển khai quản trị công ty hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hóa.