Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam
Hải Phòng đề xuất xây dựng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam từ khu đất nông nghiệp rộng 20 nghìn ha phía nam thành phố.
Phát triển kinh tế xanh, cách thức hợp tác mới giữa các doanh nghiệp EU và Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh năm 2024” (GEFE 2024) sẽ diễn ra tại TP.HCM từ 21 - 23/10. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) cho đây là cơ hội để cộng đồng EU và Việt Nam mở rộng hợp tác, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam xanh, bền vững.
Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, phù hợp với các động lực của EU khi là một trong những lựa chọn hàng đầu trong phát triển quan hệ với ASEAN và Đông Á. Hơn 30 năm qua, quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU liên tục phát triển tốt đẹp.
Thương mại được coi là tiền đề quan trọng trong hợp tác giữa EU và Việt Nam, trên cơ sở "đôi bên cùng có lợi". Tính đến tháng 8/2024, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN, ông Phú cho biết.
Thương mại song phương EU - Việt Nam tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt, sau bốn năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực (8/2020 - 8/2024), tỷ trọng hàng hóa Việt xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh, trở thành quốc gia có thị phần lớn nhất trong khu vực ASEAN xuất khẩu vào EU.
EVFTA cũng tạo động lực, thúc đẩy các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam, góp phần đưa EU lên vị trí thứ sáu trong số các nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với 2.450 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 28 tỷ Euro.
Tại cuộc họp báo giới thiệu “Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh năm 2024” - GEFE 2024, Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Julien Guerrier, cho biết việc Việt Nam hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh hơn, bền vững hơn là "cơ hội" để các doanh nghiệp EU thúc đẩy đầu tư, kinh doanh.
Tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam, năm 2023 doanh nghiệp EU đã đầu tư hơn 800 triệu Euro vào Việt Nam. Các nhà đầu tư đến từ Hà Lan, Pháp, Luxembough, Đức, Đan Mạch, Bỉ.
Theo Đại sứ EU, doanh nghiệp EU sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình trở thành nước phát triển vào năm 2045.
“Chúng tôi cam kết cùng với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh và GEFE là điểm đến để giới thiệu công nghệ xanh của châu Âu", ông nói.
GEFE 2024, một sự kiện mang tầm khu vực, tham gia không chỉ có doanh nghiệp châu Âu, Việt Nam mà còn có doanh nghiệp các quốc gia trong ASEAN, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Euro Cham Việt Nam, cho biết thêm.
Với chủ đề "kiến tạo tương lai xanh", GEFE 2024 thu hút hơn 8.000 đại biểu, hơn 200 doanh nghiệp và 13 gian hàng quốc gia sẽ trưng bày, triển lãm các công nghệ năng lượng sạch.
Cùng với đó, chuỗi 30 hội nghị và hội thảo sẽ có sự tham gia của 150 diễn giả, thảo luận về các chủ đề các bên quan tâm như chính sách năng lượng, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
Việt Nam, quốc gia tiên phong trong phát triển năng lượng tái tạo của ASEAN, tham gia GEFE 2024 với 24 doanh nghiệp dẫn đầu trong các phân ngành năng lượng.
Hải Phòng đề xuất xây dựng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam từ khu đất nông nghiệp rộng 20 nghìn ha phía nam thành phố.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đã trình Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh, tiêu chí phân loại xanh cũng như các cơ chế ưu đãi, thí điểm cho các dự án xanh.
Nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp FDI có định hướng về kinh tế xanh.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.