Tiêu điểm
Doanh nghiệp nội tăng tốc trên "sân chơi" bán lẻ
Bán lẻ là ngành có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu trước đây, đa số thị phần mảng bán lẻ thuộc về tay các công ty nước ngoài thì hiện nay, doanh nghiệp Việt đang dần chiếm ưu thế.

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa giành lại thị phần
Thời điểm những năm từ 2016, hơn 50% thị phần bán lẻ của Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Các đại gia Thái như tập đoàn Central Group và BCJ Group sở hữu hơn 50 siêu thị và hàng loạt cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt còn là sân chơi các tập đoàn từ Nhật, Hàn với hàng loạt các thương hiệu Aeon, Lotte, Circle K, 7-Eleven….
Tuy nhiên, sau dịch Covid, tình hình đã có nhiều biến chuyển. Theo Colliers Việt Nam, đại dịch vừa qua khiến cho một số doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam, đáng kể đến là Top Shop, Hard Rock Coffee... Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô thị trường.

Nhiều doanh nghiệp Việt đã tận dụng cơ hội này để tạo dựng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường bán lẻ, điển hình như Masan. Sau khi mua lại VinCommerce (nay là WinCommerce), tập đoàn đã trở thành doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ quy mô hàng đầu Việt Nam với mạng lưới gần 3.000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ tại 60 tỉnh/thành trên cả nước.
Từ đó đến nay, Masan đã nỗ lực tái cấu trúc và đưa WinCommerce (WCM) phát triển ngày càng vững chắc, khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt ngay trên sân nhà.
Nỗ lực chuyển mình, sẵn sàng nhảy vọt
Từ cuối năm 2019, tập đoàn đã ráo riết thực hiện các giải pháp tái cấu trúc như tối ưu hóa danh mục sản phẩm, tiết giảm chi phí, đóng bớt các điểm bán hoạt động không hiệu quả, sắp xếp lại logistics, đồng thời đàm phán để giảm chi phí thuê mặt bằng hợp lí theo giá thị trường.
WCM cũng tiến hành mở mới các điểm bán tại những vị trí tiềm năng theo mô hình trưng bày mới, tinh gọn danh mục hàng hóa, tăng tỷ trọng hàng tươi sống, áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhờ không ngừng đổi mới, tối ưu hóa hoạt động và mô hình kinh doanh, WCM không chỉ đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mà còn tiên phong hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa cùng phát triển. Tỉ lệ hàng hóa Việt ở các điểm bán thuộc WCM chiếm tới 90%, trong đó 30% là mặt hàng nông sản Việt.
Đặc biệt, tại từng địa phương, cán bộ của WCM còn trực tiếp tiếp cận với nguồn hàng của nông dân, đánh giá và lựa chọn sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của công ty, từ đó giảm được thời gian di chuyển, giá thành được tối ưu. Bước đi này không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn mang đến cho người tiêu dùng cơ hội sử dụng nông sản Việt Nam chất lượng cao với giá phải chăng.
.jpg)
Song song đó, Masan còn triển khai mô hình cửa hàng Mini-Mall đa tiện ích. Khi mua sắm tại cửa hàng theo mô hình này, khách hàng có thể đồng thời mua nhu yếu phẩm, trà, café từ kiosk Phúc Long, dược phẩm, thực phẩm chức năng từ Phano, trải nghiệm các dịch vụ tài chính linh hoạt của Techcombank hay sử dụng dịch vụ viễn thông từ nhà mạng Reddi.
Sau thời gian triển khai thử nghiệm, Masan cho biết mô hình đạt hiệu quả vô cùng khả quan, giúp tăng 30% lưu lượng khách hàng đồng thời giúp mỗi điểm bán giảm 44% mức doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn.
Dịch Covid-19 cũng đẩy nhanh xu hướng thương mại điện tử đang “bùng nổ” tại Việt Nam. Dù nhu yếu phẩm là lĩnh vực chiếm 50% thị trường bán lẻ và 25% chi tiêu của người tiêu dùng Việt, nhưng lại chưa được phục vụ đúng cách trên kênh online. Nắm bắt xu thế đó, Masan đã bắt tay cùng Lazada, đưa nhu yếu phẩm đến tay người dùng trên kênh online với thời gian giao hàng siêu tốc, tăng tốc tích hợp mô hình bán lẻ offline đến online.
Cuối nắm 2021, tập đoàn cũng bắt đầu triển khai mô hình cửa hàng WinMart+ nhượng quyền. Theo Masan, khi mô hình này được nhân rộng, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các nhu cầu thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%, đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hiện tại. Mô hình này đặt nền móng cho mục tiêu vận hành 10.000 cửa hàng tự sở hữu và 20.000 cửa hàng nhượng quyền, phục vụ 30 – 50 triệu khách hàng vào năm 2025, tăng gấp 10 lần quy mô điểm bán so với hiện tại.
Nhờ chiến lược bài bản, triển khai đồng bộ, nhất quán và xuyên suốt, WCM đã có kết quả kinh doanh hết sức khả quan trong năm 2021. Doanh thu thuần đạt 30,9 ngàn tỷ đồng, EBITDA đã cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng FY2021 từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020.
Trong năm 2022, Masan sẽ tập trung số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần cho đến phân phối để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Công ty đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng mini-mall và đưa doanh thu thuần dự kiến của WCM lên mức từ 38 nghìn tỷ đồng – 40 nghìn tỷ đồng, tăng 23% đến 29% so với năm 2021.
Masan trở thành tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam với vốn hóa 177.000 tỷ đồng
Masan đặt mục tiêu doanh thu 5 tỷ USD
Ban lãnh đạo Tập đoàn Masan dự báo kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần ước tính sẽ từ 90.000 - 110.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22 - 36% so với năm ngoái với động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sẽ là The CrownX.
Masan đạt doanh thu gần 4 tỷ USD trong năm 2021
The CrownX, nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp của Masan (hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings) đạt doanh thu thuần 58.000 tỷ đồng năm 2021, tăng trưởng 6,9% so với năm ngoái đóng góp phần lớn vào kỷ lục doanh thu của Tập đoàn Masan.
Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất tiếp tục gọi tên Masan Group
Đây là năm thứ 9 liên tiếp Masan có mặt trong danh sách này.
Masan Group sắp phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1
Đợt phát hành cổ phiếu thưởng sẽ làm tăng khối lượng cổ phiếu lưu hành của Masan thêm 236 triệu cổ phiếu nâng tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành lên 1,461 tỷ cổ phiếu.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.