TP.HCM gỡ vướng cho doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ'
Các doanh nghiệp ở TP.HCM được gỡ vướng khi có bộ khung làm căn cứ thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, hai điểm đến” để duy trì hoạt động, không gây đứt gãy chuỗi sản xuất.
Các doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) có thể lựa chọn một trong ba phương thức để hoạt động trong khi doanh nghiệp ở Củ Chi ít lựa chọn hơn.
Sau thời gian TP.HCM cho phép một số doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” để phòng chống dịch Covid-19.
Khi một số địa phương đã đạt được kết quả bước đầu về phòng chống dịch (còn gọi là vùng xanh) thì quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) TP.HCM (Hepza) đã có hướng dẫn cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn tại các vùng xanh từ ngày 16 đến 30/9.
Theo đó, các doanh nghiệp tại các KCX-KCN nằm trên địa phương kiểm soát được dịch là quận 7 và huyện Củ Chi sẽ được thí điểm lựa chọn phương thức hoạt động.
Cụ thể, đối với các doanh nghiệp nằm trong KCX Tân Thuận của quận 7 có thể áp lựa chọn một trong ba phương thức sản xuất là "4 xanh" (người lao động xanh, cung đường xanh, nơi sản xuất xanh và vùng sản xuất xanh), "3 tại chỗ" (vừa sản xuất vừa cách ly) hoặc kết hợp giữa "4 xanh" và "3 tại chỗ".
Trong khi đó, các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn huyện Củ Chi chỉ có 2 lựa chọn.
Với các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động tại tại KCN Tây Bắc Củ Chi từ ngày 16 đến 23/9 được lựa chọn một trong hai phương thức là "4 xanh" hoặc "3 tại chỗ". Các doanh nghiệp đang hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ" từ trước thì vẫn tiếp tục hoạt động nhưng được giảm hoặc bổ sung người lao động. Sau thời gian này, Hepza sẽ xem xét đánh giá để áp dụng kéo dài thí điểm đến 30/9.
Các doanh nghiệp tại KCN Đông Nam, cơ khí ô tô, Tân Phú Trung tiếp tục thực hiện "3 tại chỗ" đến ngày 23/9. Sau đó, Hepza sẽ phối hợp với chính quyền địa phương xem xét áp dụng mở rộng phạm vi thí điểm các phương thức sản xuất phù hợp.
Các doanh nghiệp được yêu cầu xử dụng không quá 50% tổng số lao động trong thời gian thí điểm. Đối với phương thức "4 xanh", doanh nghiệp chỉ sử dụng người lao động có "thẻ xanh" Covid-19 làm việc, người lao động cư trú tại các địa bàn vùng xanh, không có F0 trong 7 ngày gần nhất.
Còn "3 tại chỗ", doanh nghiệp sử dụng lao động có "thẻ xanh" hoặc "thẻ vàng", hoặc người lao động đã tiêm một mũi vaccine đủ 14 ngày hoặc chưa đủ 14 ngày nhưng đang thực hiện "3 tại chỗ".
Từ ngày 16 đến 30/9, Hepza sẽ phối hợp cơ quan chức năng cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" Covid-19 cho lao động, làm cơ sở để các nhà máy bảo đảm an toàn khi sản xuất trở lại.
Trước đó, khi đề cập về kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm thẻ xanh, thẻ vàng Covid-19, mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ.
TP.HCM quy định người có "thẻ xanh" Covid-19 là người đã đầy đủ 2 mũi vaccine và đã qua 14 ngày, người đã hồi phục sau khi bị nhiễm Covid-19. Người có "thẻ vàng" Covid-19 là người đã tiêm một mũi vaccine trên 14 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính.
Các doanh nghiệp ở TP.HCM được gỡ vướng khi có bộ khung làm căn cứ thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, hai điểm đến” để duy trì hoạt động, không gây đứt gãy chuỗi sản xuất.
Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.
Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm” để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất trong mùa dịch.
Diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới" do TheLEADER tổ chức vào chiều ngày 3/7 tới tại Hà Nội.
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
Diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới" do TheLEADER tổ chức vào chiều ngày 3/7 tới tại Hà Nội.
Tòa nhà công nghệ cao Viettel Đà Nẵng là nơi triển khai các lĩnh vực trọng tâm về viễn thông, logistics, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng...
Theo Bộ Tài chính, việc hoãn thời điểm kê khai, nộp thuế cho đến khi chuyển nhượng có thể tạo tình trạng "đóng thuế trễ" với khoản thu nhập thực tế đã tăng.
Trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm sự an toàn và minh bạch, Sei Harmony nổi lên như một điểm sáng với lợi thế pháp lý hoàn chỉnh. Sở hữu sổ đỏ riêng từng căn, khu nhà phố compound Sei Harmony không chỉ mang đến chốn an cư lý tưởng mà còn là kênh đầu tư đáng tin cậy, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về giá trị tài sản.
MWG PayLater - Dịch vụ mua trước trả sau của Thế Giới Di Động và Cake được kỳ vọng sẽ tiếp cận ngay hàng trăm nghìn người dùng trong năm đầu tiên.
Trong khi các ngân hàng nội địa liên tục tăng trưởng mạnh cả về quy mô tín dụng lẫn lợi nhuận, nhóm ngân hàng nước ngoài lại cho thấy một bức tranh tương phản.
Việc Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng sang bất động sản khu công nghiệp của KSB.