Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Hứa Phương Thứ sáu, 23/07/2021 - 09:09

Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.

Một doanh nghiệp dừng, cả chuỗi bị ảnh hưởng

Các doanh nghiệp ở TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện “3 tại chỗ” để tiếp tục sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng. 

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết, với đặc thù của ngành thực phẩm nhiều doanh nghiệp khi thực hiện “3 tại chỗ” chi phí lên cao, có doanh nghiệp sẽ lỗ nhưng vẫn làm vì mục tiêu chung.

Doanh nghiệp TP. HCM gặp khó khi thực hiện ‘3 tại chỗ’
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 định kỳ cho công nhân thực hiện "3 tại chỗ" tại Công ty may Nhà Bè

Đơn cử như vừa qua TP.HCM lâm vào tình trạng khan hiếm trứng, Sở Công thương đồng ý cho các doanh nghiệp tăng giá bán để bù chi phí sản xuất, vận chuyển nhưng Công ty Ba Huân vẫn cam kết giữ nguyên giá, chia sẻ khó khăn với thành phố. Bởi vì nếu Ba Huân tăng giá bán thì sẽ gây nên hiện tượng tăng giá dây chuyền của các doanh nghiệp khác khiến người tiêu dùng thiệt hại, thị trường bất ổn.

Ngoài ra, khi đưa công nhân vào nhà máy thì đã được test Covid-19 cho kết quả âm tính. Tuy nhiên có những người bệnh ủ 7 ngày, 10 ngày nên khi test rà soát lại trong công ty mới phát hiện. Với những ca này thì xử lý thế nào là bài toán khó đối với doanh nghiệp.

Thực tế vừa qua có doanh nghiệp thành viên khi test nhanh phát hiện F0 nhưng báo với phường, quận đều đang căng mình chống dịch cho nên phải giữ tất cả công nhân ở lại trong nhà máy 2 đến 3 ngày sau mới được xử lý. Giữ công nhân ở lại trong trường hợp này họ rất hoang mang, chưa nói đến việc doanh nghiệp thiệt hại do phải dừng sản xuất.

Để xử lý những trường hợp tương tự, bà Chi đề xuất nên giao trách nhiệm về cho phường chứ không cần lên đến cấp quận.

“Phường sẽ kiểm tra nếu gia đình công nhân bị F0 đủ điều kiện về cơ sở vật chất thì trước mắt đưa họ về nhà cách ly tạm, còn không thì ngay lập tức đưa đến nơi cách ly. Sau khi đưa F0 đi thì doanh nghiệp có được tiếp tục sản xuất không hay ngừng, việc này cần xử lý nhanh và doanh nghiệp cũng cần được biết để có kế hoạch, chuẩn bị”, bà Chi kiến nghị.

Theo bà Chi trong những ngày tới, các doanh nghiệp gặp trường hợp như vậy sẽ tăng lên nên cần có quy trình xử lý thống nhất ngay từ bây giờ.

Một vấn đề các doanh nghiệp gặp khó nữa được bà Chi nêu lên đó là tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất.

“Ngày trước tôi dám tự tin nói, ngành gì không biết nhưng với thực phẩm thì tụi tôi có thể ổn định cho thành phố được ba tháng dù kịch bản gì xảy ra nhưng dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay thì mọi quy luật bị phá vỡ hết. Khó đến mức hiện có người đi mua 100 thùng mì ăn liền để làm từ thiện mà không mua đủ cùng một lúc được”, bà Chi nói.

Bởi vì thực tế là các nhà máy sản xuất mì ăn liền có thể chuẩn bị nguyên vật liệu đủ sản xuất trong ba tháng nhưng chỉ một trong số đó không thể về kịp như bột nêm hoặc hành lá…do đơn vị cung cấp có ca F0 nên phải đóng cửa, cách ly dẫn đến chuỗi cũng ứng bị đứt gãy, gói mì không thể hoàn thành, đóng gói và xuất xưởng được.

“Một công ty liên doanh sản xuất mì ăn liền họ không thể đáp ứng đủ những thành phần đã in sẵn trên bao bì nên gọi lên hội đặt vấn đề họ vẫn xuất xưởng sản phẩm nhưng chỉ thiếu một hoặc hai thành phần như in trên bào bì được không? Nếu đồng ý cho họ sản xuất thì chủ tịch hội phải ký tên chịu trách nhiệm”, bà Chi nêu và cho biết đã đăng ký làm việc với ban an toàn thực phẩm thành phố để trả lời cho doanh nghiệp.

Ngoài ra thành phố cũng cần công bố kế hoạch tiêm vaccine rõ dàng, ưu tiên tiêm đối tượng nào, ngành nào, ngày nào tiêm để doanh nghiệp nắm và phổ biến đến công nhân.

Bởi vì thực tế vừa qua có thực trạng nhiễu loạn thông tin nên doanh nghiệp hỏi thì thành phố nói đã chuyển về quận, huyện. Đến UBND quận, huyện hỏi thì nói qua phòng kinh tế, qua phòng kinh tế hỏi thì nói là chưa tính.

'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh

Do khó chồng khó như vậy nên bà Chi cho rằng khi thực hiện “3 tại chỗ” không biết doanh nghiệp và công nhân sẽ chịu được bao lâu, 2 đến 3 tuần có thể được chứ 1 đến 2 tháng chắc sẽ không ổn.

Xã hội thu nhỏ trong doanh nghiệp

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất Tân Quang Minh (Bidrico), một doanh nghiệp chuyên sản xuất nước giải khát chia sẻ kinh nghiệm về cách thực hiện “3 tại chỗ” của công ty.

Bidrico có 280 cán bộ nhân viên tự nguyện ở lại nhà máy để làm việc. Đầu tiên là doanh nghiệp phải lo chỗ ngủ, nhà vệ sinh, chỗ ăn. Dù đã lo được đủ nhưng thực tế Bidrico vẫn gặp khó.

Đơn cử như sở thích ăn, uống của từng nhân viên, trước đây họ chỉ làm việc ở công ty 8 tiếng/ngày nên chỉ ăn một bữa rồi về với gia đình thì ăn theo sở thích. Nhưng hiện ở lại công ty thì chỉ đáp ứng được ở một chừng mực nhất định, dù Bidrico đã liên tục đổi món, sáng khác, chiều khách, ngày hôm sau không giống ngày hôm trước tuy nhiên công nhân họ vẫn không thích với điều đó.

Qua 1 tuần thực hiện “3 tại chỗ” thì công nhân bắt đầu xuất hiện áp lực tâm lý do xa nhà, xa vợ, chồng, con nên khi rời chỗ làm là lúc nào cũng cầm điện thoại gọi về nhà.

Dù đã phân khu nam, nữ khác nhau và trách nhiệm của người quản lý nhưng thời gian đầu vẫn xảy ra tình trạng rủ nhau nhậu.

Với bộ phận giao nhận hàng hóa, do đặc thù tiếp xúc thường xuyên nên Bidrico gửi thư đến khách hàng thông báo nếu thấy nhân viên của công ty đến giao hàng mà không thực hiện đúng 5k thì không nhận và gọi lại báo cho công ty biết. Còn đội ngũ tài xế thì mỗi chuyến giao hàng về sẽ được khử khuẩn. Xe của đối tác đến lấy hàng thì các tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính và được khử khuẩn theo quy trình của Bidrico.

Đối với ngành may mặc, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, đặc thù của ngành là sử dụng nhiều lao động nên khi thực hiện “3 tại chỗ” thì gặp nhiều khó khăn hơn.

Hơn nữa, đối với đầu vào là nguyên liệu sản xuất thì trước đây chủ yếu nhập từ Trung Quốc kể từ khi dịch lần thứ nhất thì các doanh nghiệp chuyển về lấy hàng ở thị trường nội địa. Chính vì lấy hàng nội địa nên đa số các doanh nghiệp chủ quan không dự trữ nhiều vì khi sắp hết hàng chỉ cần 7 đến 10 ngày là đặt hàng là nguyên liệu về đến nhà máy.

Nhưng đợt dịch Covid-19 thứ 4 khiến nhiều công ty đóng cửa, vận chuyển khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp thiếu nguyên phụ liệu, doanh nghiệp có nguyên liệu may nhưng lại không có phụ liệu thành phẩm để hoàn thành, xuất khẩu.

Với quá trình sản xuất bên trong thì khó nhất là văn hóa, người thức khuya, dậy sớm, người thì phải đi nhà thờ, người ăn chay…nhưng khi đến ở trong nhà máy thì họ phải tạm thời bỏ thói quen này nên rất căng thẳng. Rõ ràng việc thực hiện “3 tại chỗ” đã hình thành một xã hội thu nhỏ trong công ty và doanh nghiệp phải giải quyết những vẫn đề phát sinh để ổn định tâm lý công nhân và duy trì sản xuất.

Việt Thắng Jean phải mất năm ngày để từng bước đưa công nhân vào nề nếp như ăn thế nào, đi nhẹ, nói khẽ làm sao…và tập thể dục buổi sáng để tăng tính kết nối tập thể.

Cần có bộ hướng dẫn chung

Trước những khó khăn của doanh nghiệp ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM cho biết có 391 doanh nghiệp thành viên đăng ký thực hiện, quy mô đạt 30 đến 50% số lượng lao động.

Doanh nghiệp TP. HCM gặp khó khi thực hiện ‘3 tại chỗ’ 2
Khử khuẩn đối với xe ra vào tại Công ty Bidrico

Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp dù đã thực hiện nhưng vẫn phải dừng hoạt động để điều chỉnh theo yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành.

Ông Dũng cho rằng vấn đề khó nhất trong việc thực hiện “3 tại chỗ” đối với doanh nghiệp là mặt bằng, kế đến là hạ tầng bên trong như nhà vệ sinh, nhà ăn, đảm bảo khoảng cách giãn cách.

Khi thực hiện “3 tại chỗ” doanh nghiệp phải tự xây dựng nội quy, quy chế trong doanh nghiệp. Cử lãnh đạo có đủ uy tín, chức trách để điều phối nhưng còn một vấn đề chưa biết xử lý thế nào là việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân như thế nào?

Trước những vấn đề doanh nghiệp TP.HCM đang gặp phải ông Dũng cho rằng thành phố cần có bộ hướng dẫn cơ bản chung để các doanh nghiệp căn cứ vào đó thực hiện.

Bởi thực tế hiện nay các đoàn của thành phố đi kiểm tra doanh nghiệp có cảm nhận khác nhau cho nên khi đánh giá việc thực hiện đạt hay không đạt cũng khác nhau. Điều này khiến cho doanh nghiệp cảm thấy bị áp đặt và không được chia sẻ.

Theo ông Dũng, doanh nghiệp TP.HCM đang dốc hết sức để thực hiện “3 tại chỗ” nhưng kéo dài bao lâu là chuyện lớn. Không chỉ là vẫn đề tài chính, nguồn lực mà còn là chuyện đứt gãy chuỗi sản xuất.

Không ai có thể làm hết các khâu được, cho nên chỉ cần 1 doanh nghiệp trong hệ sinh thái dừng sản xuất là kéo theo cả chuỗi bị ảnh hưởng. Vì vậy trong thời điểm hiện nay doanh nghiệp rất cần hướng dẫn và sự đồng hành của chính quyền.

'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh

'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm” để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất trong mùa dịch.

Mục tiêu tăng trưởng 2021 bất khả thi vì bùng phát Covid-19?

Mục tiêu tăng trưởng 2021 bất khả thi vì bùng phát Covid-19?

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiều dự báo cho thấy Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đề ra ở mức 6,5%.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  31 phút

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  2 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  18 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.