Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi' M&A trong đại dịch

Hứa Phương Thứ bảy, 16/10/2021 - 13:02

Doanh nghiệp Việt đã chủ động tham gia các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) mở rộng hệ sinh thái để phát triển.

Giữa tháng 5/2021, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở TP.HCM thì cũng là lúc thông tin Tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc quyết định bán lại 100% vốn của công ty Emart Việt Nam cho Tập đoàn Thaco rò rỉ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Doanh nghiệp Việt chủ động cuộc chơi M&A trong đại dịch
Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi'M&A trong đại dịch

Thương vụ này được phía Thaco và Emart Inc xác nhận hoàn tất chuyển nhượng vào ngày 9/10. Việc Thaco sở hữu Emart Việt Nam đánh dấu một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản suất lắp ráp ô tô chính thức bước chân vào mảng bán lẻ. Ngoài ra, thương vụ này còn có ý nghĩa lần thứ hai ở mảng bán lẻ sau thương vụ Saigon Co.op mua hệ thống siêu thị của Tập đoàn Auchan (Pháp) tại Việt Nam thì một “ông nội” nữa đã mua “ông ngoại”.

Hơn nữa, thương vụ Thaco mua lại Emart Việt Nam diễn ra trong bối cảnh TP.HCM đang trải qua giai đoạn giãn cách khốc liệt nhất để phòng chống dịch Covid-19, cùng với đó là hình ảnh dòng người xếp hàng dài để đến lượt vào siêu thị mua thực phẩm. Tức là một phần nào đó của thương vụ có thể được hai bên đàm phán trực tuyến chứ không phải trực tiếp như trước đây.

Đánh giá về hiện tượng “ông nội” M&A “ông ngoại”, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng sự vươn lên của doanh nghiệp Việt cho thấy nước ta đã có những tập đoàn lớn mạnh. Thời gian qua việc M&A của các doanh nghiệp nội không còn nằm trong lãnh thổ Việt Nam mà đã vươn ra khu vực và thế giới.

Theo ông Hiếu thì tác động Covid-19 lên hoạt động M&A rất rõ nét và làm nổi lên 3 đặc điểm đáng chú ý.

Cụ thể, M&A toàn cầu có sự sụt giảm trong 6 tháng 2020 với tổng giao dịch khoảng 917 tỷ USD nhưng sự tăng trưởng lại rất nhanh trong nửa cuối năm khi được kiểm soát, giá trị đạt 2.200 tỷ USD. Trong năm 2021, giá trị M&A toàn cầu ước tính đã đạt khoảng 2.600 tỷ USD.

Đối với thị trường Việt Nam, năm 2019 đạt giá trị các thương vụ M&A đạt 7,2 tỷ USD, trong đó có những thương vụ được thực hiện bởi các đoàn kinh tế trong nước nhưng khối ngoại vẫn ảnh hưởng lớn chiếm đa số về thương vụ cũng như giá trị.

Năm 2020, tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ 3,5 tỷ USD. Ngành nghề tập trung nhiều thương vụ M&A là bất động sản, tài chính ngân hàng, công nghệ, logistic, dược phẩm, công nghệ…

Trong đó, nổi bật nhất là ngành bất động sản tập trung hơn 40%, dịch vụ bị tác động mạnh bởi Covid - 19, nhưng M&A lại diễn ra với 18% hay thực phẩm đồ uống, dược phẩm, vật liệu xây dựng…

Đặc biệt, đây cũng là thời điểm ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp nội vào các thương vụ M&A. Trước đây từng có thời gian nước ta bùng lên lo ngại việc các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính doanh nghiệp Việt nên đã từng có ý kiến cho rằng cần có chính sách hạn chế.

Tỷ phú Trần Bá Dương nhảy vào lĩnh vực bán lẻ

Nhưng nay “cuộc chơi” đã khác, nếu năm 2018 doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chiếm 18% đã tăng lên 30% năm 2019 - 2020, các chủ thể tham gia vào M&A từ 2019 - quý I/2021 có 49% là doanh nghiệp Việt Nam. Địa bàn xảy ra các thương vụ M&A là 70% ở Việt Nam, 30% ở lãnh thổ bên ngoài.

Các thương vụ M&A mang tính hợp tác liên kết hình thành chuỗi thay vì thôn tính như trước đây cũng hình thành rất rõ. Giai đoạn 2019 - 2021 chỉ 11% giao dịch M&A là sáp nhập (tức triệt tiêu 1 bên) còn lại 80% mua lại (mua cổ phần chiếm tỷ lệ đa số) để kiểm soát và 9% là liên doanh.

Dưới góc nhìn của nhà tư vấn, ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam đặt câu hỏi phải chăng do dịch Covid-19 nhà đầu tư nước ngoài không qua được nên doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh cuộc chơi?

Tuy nhiên ông Ái cho rằng doanh nghiệp Việt đã trải qua 3 giai đoạn phát triển. Đó là trước năm 2010 là giai đoạn tích lũy. Tức là các doanh nghiệp tư nhân đa số là nằm trong tay một ông chủ, có tốc độ phát triển nhanh. Giai đoạn này các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn của thị trường như khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Giai đoạn từ 2010 -2019, đây là thời gian cơ cấu lại, củng cố để phát triển và chuyển giao thế hệ giữa những người sáng lập cho thế hệ tiếp theo.

Từ năm 2019 trở đi là giai đoạn phát triển bền vững nên đã có những tập đoàn đa ngành lớn mạnh như VinGroup, Thaco Group, Masan Group, NovaGroup….Sau thời gian phát triển nội tại, củng cố tiềm lực và đặc biệt là thu hút được nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì cũng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, hình thành nên các hệ sinh thái để phát triển.

Đơn cử như VinGroup là tập đoàn bất động sản tham gia vào sản suất ô tô; Thaco Group là một tập đoàn chuyên ngành ô tô tham gia vào nông nghiệp, bán lẻ; Massan Group từ nước tương đến hoàn thiện chuỗi 3F, bán lẻ, khoáng sản; NovaGroup đang từng bước trở thành tập đoàn đa ngành.

Các doanh nghiệp Việt thời điểm này đã có chiến lược phát triển rất rõ ràng đó là thông qua M&A để hình thành hệ sinh thái. Đây là tín hiệu phát triển tích cực của các doanh nghiệp Việt.

Còn ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá đây là thời điểm hợp lý để “dọn dẹp” các doanh nghiệp sau khi bị “cơn bão” quét qua để hình thành các tập đoàn đa ngành thông qua M&A.

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm
Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.
M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm
Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.
Tỷ phú Trần Bá Dương nhảy vào lĩnh vực bán lẻ

Tỷ phú Trần Bá Dương nhảy vào lĩnh vực bán lẻ

Doanh nghiệp -  4 năm

Tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc đã quyết định bán lại công ty Emart Việt Nam sau 5 năm không thể mở thêm siêu thị nào, bên mua được cho là Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  10 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  5 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Tài chính -  5 giờ

Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Tài chính -  2 ngày

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Tài chính -  3 ngày

Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  10 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  4 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.