Cách mạng Robot của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
Trung Quốc đang lắp ráp nhiều robot hơn bất kỳ nước nào, và điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới.
Năm 2016, Trung Quốc là quốc gia sử dụng nhiều robot nhất thế giới và con số này đang tăng lên từng ngày.
Năm ngoái, theo ước tính của Liên đoàn Robotics Quốc tế (IFR), lượng giao hàng robot đến Trung Quốc chiếm gần một phần ba tổng số toàn cầu. Việc lắp đặt công nghệ robot trong các cơ sở công nghiệp tăng 27% trong năm 2016 và dự kiến sẽ tăng 75% vào năm 2019.
Một trong những lý do cho sự phát triển nhanh chóng đó là tiềm năng lớn của Trung Quốc khi nước này có tỉ lệ robot trên số lượng người lao động vẫn ở mức thấp. Tại đây, tỷ lệ đó là 49 robot trên 10.000 người lao động - trong khi mức trung bình toàn cầu là 69. Tỷ lệ này của Trung Quốc cũng thấp hơn nhiều so với ở Mỹ, một trong năm quốc gia hàng đầu của công nghiệp robot với 176 robot/10.000 nhân công.
Bắc Kinh muốn đạt được tỷ lệ khoảng 150 robot/ 10.000 nhân công lao động vào năm 2020. Trung Quốc hiện đang "mua" số lượng robot tự sản xuất của nước này ngày càng lớn nhằm thúc đẩy các nỗ lực tự động hoá trong các ngành như thực phẩm, điện tử và sản xuất ô tô.
Sự tăng trưởng trong việc lắp đặt robot hiện chưa làm giảm lương trong nước. Từ năm 2010 đến năm 2014, lương của người lao động sản xuất ở Trung Quốc đã được tăng hơn 50% theo dữ liệu Tài chính hộ gia đình Trung Quốc.
Các nhà kinh tế cho rằng, sự gia tăng tự động hóa ở Trung Quốc có thể có những tác động toàn cầu vì nó có thể làm trầm trọng thêm nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người đề xuất ý tưởng “cách mạng robot” vào năm 2014. Tiếp đó, robot là trọng tâm trong chiến lược Made in China 2025 (Sản xuất ở Trung Quốc 2025) mà Chính phủ nước này đưa ra mới đây.
Chiến lược này nhằm hiện đại hóa các nhà máy, nâng cao mức độ tự động hóa và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Những ngành mà Trung Quốc ưu tiên tự động hóa bao gồm sản xuất ôtô, hàng điện tử, thiết bị gia dụng, hậu cần, và thực phẩm.
Trung Quốc đang lắp ráp nhiều robot hơn bất kỳ nước nào, và điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.