Fed "kiềm chân" vàng quay lại ngưỡng 1.300 USD/oz
"Âm điệu” có phần lạc quan của Chủ tịch Fed – Janet Yellen đối với nền kinh tế Mỹ đã tác động tiêu cực đến giá vàng.
Các chuyên gia cho rằng, ý kiến của Chủ tịch Fed và chỉ số đồng USD có thể sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến giá vàng tuần này.
Tại thị trường vàng thế giới, giá vàng kết thúc tuần qua ở mức 1.297,1 USD/oz, giảm hơn 22,1 USD/oz so với giá chốt tuần trước đó.
Theo các nhà phân tích, tuần qua, do chịu áp lực từ Fed, giá vàng đã không thể giữ được ngưỡng kháng cự 1.300 USD/oz.
Vào thứ Tư tuần qua, trong cuộc họp FOMC, Fed quyết định không thay đổi lãi suất cơ bản, nhưng lại có kế hoạch tăng lãi suất ít nhất một lần nữa vào cuối năm, và thông báo về việc bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán. Thông tin này ngay lập tức đã làm “tổn thương” thị trường vàng. Tuy nhiên, cho đến thứ Sáu vừa qua, vàng đã được phục hồi một phần nhờ vào sự tăng lên về nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn từ các hành động đe dọa mới của Triều Tiên dành cho Mỹ.
Theo Christopher Louney, Chuyên gia chiến lược hàng hóa của RBC Capital Markets, “Fed cho biết họ vẫn đang đi đúng hướng để chuẩn bị cho việc tăng lãi suất lần nữa vào cuối năm nay. Những gì chúng tôi mong đợi chỉ là sự ổn định của giá vàng tuần này ở mức không quá thấp hơn ngưỡng 1.300 USD/oz nhờ vào sự gia tăng nguy cơ về địa chính trị”.
Louney cho rằng, vàng đã được “nhồi nhét” quá nhiều lo ngại về căng thẳng địa chính trị, nên những rủi ro gia tăng gần đây cũng không tạo nên “cú hích” cho giá vàng.
Dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này là chỉ số GDP quý 2 và Chỉ số tiêu thụ cá nhân (PCE), dự kiến sẽ được công bố vào thứ Năm và thứ Sáu.
Theo Bart Melek, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại TD Securities, “Nếu GDP tăng lên đáng kể, giá vàng sẽ giảm”
Thêm vào đó, tuần này sẽ có một số thành viên của Fed lên kế hoạch nêu quan điểm, trong đó có cả chủ tịch Fed – Janet Yellen vào thứ Ba,
Các chuyên gia cho rằng, ý kiến của Chủ tịch Fed và chỉ số đồng USD có thể sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến giá vàng tuần này.
Khảo sát chuyên gia của Kitco News tại Phố Wall cuối tuần qua cho thấy, có 8 người (50%) cho rằng, vàng sẽ tăng giá vào tuần tới, 5 người (31%), cho rằng giá thấp hơn, còn lại 3 người (19%) có ý kiến trung lập.
Trong khi đó, 525 độc giả của Kitco là các nhà đầu tư cá nhân cũng tham gia vào cuộc khảo sát dự báo giá vàng tuần tới. Trong đó, 237 người, hay 45%, lạc quan về vàng; 39% nói giảm và 16% trung lập.
Nhìn lại tuần qua, tại thị trường trong nước, giá vàng được điều chỉnh trong biên độ hẹp, lên xuống đan xen qua các ngày giao dịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng dưới tác động suy yếu của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 9. Điều này đã ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý nhà đầu tư, lượng mua vào và bán ra khá cân bằng cho thấy sự đối lập khá rõ giữa những dự báo của các nhà đầu tư tham gia thị trường vàng.
“Mặc kệ” các kênh kiếm lời khác đang được các nhà đầu tư ưa rủi ro đem lên bàn cân lợi nhuận, dường như thị trường vàng vẫn đang nằm ngoài "cuộc đua", và chờ đợi sự biến động mạnh hơn từ giá.
Tại Hà Nội, vàng SJC chốt giá tuần qua, mua vào là 36,53 triệu đồng/lượng, bán ra 36,75 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng ở cả 2 chiều so với cuối tuần trước.
"Âm điệu” có phần lạc quan của Chủ tịch Fed – Janet Yellen đối với nền kinh tế Mỹ đã tác động tiêu cực đến giá vàng.
Giá vàng đã tụt xuống dưới ngưỡng kháng cự 1.300 USD/oz, do những thông tin được đưa ra ngay sau khi kết thúc cuộc họp của Fed vào hôm qua.
Thị trường đang chờ đợi thông tin từ cuộc họp của Fed kết thúc vào thứ Tư, sẽ có cuộc họp báo của Chủ tịch Fed – Janet Yellen ngay sau đó.
Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 4.000 USD/ounce vào quý I/2026 khi uy tín của Mỹ suy giảm và Fed đối mặt nguy cơ mất tính độc lập.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.