Dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

An Chi Chủ nhật, 03/07/2022 - 16:04

Nhiều chuyên gia và tổ chức nghiên cứu kinh tế cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra.

Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể lên đến 7%.

Dựa trên kết quả tăng trưởng kinh tế trong quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất trong hơn 1 thập kỷ và dữ liệu lịch sử, Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể lên đến 7%.

Dự báo này đi kèm giả định không có thêm sự gián đoạn nào do dịch bệnh Covid-19 và tăng trưởng GDP của 6 tháng cuối năm là khoảng 7,6 -7,8%.

Trước đó, trong bản dự báo tăng trưởng kinh tế quý II/2022 công bố ngày 22/6, UOB dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5%, phù hợp với kế hoạch của Chính phủ là 6- 6,5%. Dự báo này dựa trên cơ sở tăng trưởng GDP trong quý II/2012 sẽ đạt 6% so với cùng kỳ năm trước và sau đó tăng lên 7,6% trong quý III/2022.

Cùng đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, nếu tập trung triển khai tốt những giải pháp trọng tâm đã đề ra, cùng với tác động của gói phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, tiếp đà phát triển quý II, tốc độ tăng trưởng quý III/2022 nhiều khả năng đạt cao. 

Kinh tế trưởng VinaCapital: Việt Nam chống chịu tốt hơn các cơn bão kinh tế toàn cầu

Nếu quý IV/2022 không có những biến cố lớn thì dự báo kết quả tăng trưởng cả năm sẽ đạt và có thể vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra từ 6-6,5%. 

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đang phục hồi rất tốt. Với đà tăng trưởng này, việc đạt mục tiêu GDP cho cả năm 2022 là 6 - 6,5% và năm 2023 là 6,5 - 7% là khả thi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định.

Theo các chuyên gia, sự phục hồi mạnh mẽ của tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất và sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ. Trong nửa đầu năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vào mức tăng 9,7% trong lĩnh vực sản xuất và mức tăng 6,6% trong hoạt động dịch vụ.

Các dữ liệu cũng cho thấy, các hoạt động kinh tế, xã hội nhìn chung đã trở lại bình thường khi các biện pháp hạn chế Covid-19 được nới lỏng và việc mở cửa biên giới.

Mặt khác, theo nhận định từ UOB, áp lực lạm phát có thể được kiểm soát vì tác động chính liên quan đến giá năng lượng trong khi giá thực phẩm vẫn được kiểm soát ở mức tốt. 

Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho rằng, rủi ro gia tăng lạm phát là đáng kể do giá năng lượng vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và điều này sẽ tác động sang các thành phần còn lại của nền kinh tế.

Các rủi ro và thách thức bao gồm tác động của xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra ảnh hưởng tình hình địa chính trị, giá năng lượng và lương thực tăng cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt mang tính cục bộ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể là một rủi ro đến thị trường tài chính tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Nhằm đối phó với những rủi ro của tăng trưởng, bà Hương cho rằng, Chính phủ cần chủ động, linh hoạt ổn định kinh tế vĩ mô, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế, qua đó hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước.

Kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu cần được xem là ưu tiên hàng đầu do áp lực lạm phát đang là mối nguy cơ lớn cho hoạt động kinh tế 6 tháng cuối năm. Lạm phát đến từ giá nguyên vật liệu, hàng hóa thế giới tăng, giá dầu thô tiếp tục dự báo tăng mạnh…

Các cấp, các ngành cần chủ động bám sát tình hình thế giới và trong nước, làm tốt công tác dự báo, xây dựng kịch bản, giải pháp điều hành về giá, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần quyết liệt triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó tập trung vào các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022 và đầu năm 2023.

Cảnh báo nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế 2022

Cảnh báo nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế 2022

Tiêu điểm -  2 năm
Trong bối cảnh nền kinh tế vừa đứng dậy sau dịch bệnh, doanh nghiệp và người dân còn rất khó khăn, rủi ro lạm phát và vướng mắc về nguồn vốn đang là những thách thức rất lớn cho tăng trưởng kinh tế 2022.
Cảnh báo nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế 2022

Cảnh báo nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế 2022

Tiêu điểm -  2 năm
Trong bối cảnh nền kinh tế vừa đứng dậy sau dịch bệnh, doanh nghiệp và người dân còn rất khó khăn, rủi ro lạm phát và vướng mắc về nguồn vốn đang là những thách thức rất lớn cho tăng trưởng kinh tế 2022.
Thách thức lớn nhất của tăng trưởng kinh tế nửa cuối 2022

Thách thức lớn nhất của tăng trưởng kinh tế nửa cuối 2022

Tiêu điểm -  2 năm

Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ ở mức khả quan, song nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức của nửa cuối năm sẽ là rất lớn do áp lực lạm phát tăng cao.

Tín dụng tăng trưởng 8,15% trong nửa đầu năm

Tín dụng tăng trưởng 8,15% trong nửa đầu năm

Tài chính -  2 năm

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán thiếu động lực tăng trưởng

Thị trường chứng khoán thiếu động lực tăng trưởng

Tài chính -  2 năm

Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục gặp nhiều thách thức trong bối cảnh FED thắt chặt chính sách tiền tệ, chiến tranh Nga- Ukraine kéo dài, chính sách “không Covid” của Trung Quốc gián tiếp tác động đến thị trường.

Tăng trưởng sản lượng sản xuất đạt đỉnh 13 tháng

Tăng trưởng sản lượng sản xuất đạt đỉnh 13 tháng

Tiêu điểm -  2 năm

Ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5 khi tiếp tục phục hồi sau làn sóng Covid-19 vừa qua, khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng đều tăng mạnh.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  4 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  5 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  5 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  8 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  23 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  23 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.