Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) là nền tảng để cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố tính minh bạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật số, qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh, đổi mới sáng tạo, giúp kinh tế số Việt Nam ngày càng phát triển.
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ châu Âu tại Việt Nam nhận định, xu thế chuyển đổi sang kinh tế số được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đòi hỏi những nỗ lực cao hơn để tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm đáp ứng sự biến chuyển này.
Trong bối cảnh đó, EVFTA có thể là cơ hội tốt cho cả Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy mạnh mẽ nhưng cũng đảm bảo được tính bao trùm và bền vững của quá trình chuyển đổi số.
Cụ thể, ngài đại sứ lý giải, nhìn chung các doanh nghiệp EU đã đi trước Việt Nam trong việc tiếp cận công nghệ số, tuy nhiên Việt Nam cũng sở hữu lợi thế lớn về các kỹ sư, chuyên gia công nghệ với tinh thần ham học hỏi cùng sức sáng tạo cao. Thông qua EVFTA, doanh nghiệp cũng như người lao động 2 bên có cơ hội được giao lưu, học hỏi và giúp đỡ nhau trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, EVFTA cũng là nền tảng để cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, minh bạch, góp phần thu hút thêm nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ.
Đồng quan điểm với ông Aliberti, TS. Carsten Schittek, Tham tán thương mại phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, các vấn đề về chuyển đổi số đã được đưa ra bàn luận rất nhiều trong các cuộc đàm phán về EVFTA giữa Việt Nam và EU.
Thông qua trao đổi, cả 2 bên đều nhất trí với quan điểm chuyển đổi số sẽ là động lực chính cho phát triển kinh tế trong thời gian tới. Đây cũng là lý do EVFTA có một chương riêng về thương mại điện tử, cùng với nhiều cam kết liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng số, tạo điều kiện cho kinh doanh số.
“Chính phủ Việt Nam đang thực hiện những chương trình hướng đến công nghệ hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, xã hội có nhiều điểm tương đồng với các nước EU. Sự tương đồng về tư duy sẽ là yếu tố quan trọng tối ưu hóa hiệu quả hợp tác song phương, ông Schittek nhấn mạnh.
Tận dụng hiệu quả EVFTA trong chuyển đổi số
Ông Alexandre Sompheng, đại diện Ủy ban kinh tế số, Hiệp hội doanh nghiệp EU tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, EVFTA chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực nhưng điều quan trọng là phải làm thế nào để doanh nghiệp được hưởng lợi ích tối đa.
Ông Sompheng nhận định, cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, thách thức nằm ở việc làm thế nào để đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế, liên quan đến vấn đề bảo mật, định danh, sở hữu trí tuệ và xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần phải tích cực và chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề này.
Về điều này, TS. Carsten Schittek cho biết hiện nay hệ thống thông tin, dữ liệu đang được châu Âu chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, EU sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam để hỗ trợ tìm ra những giải pháp thiết thực và cụ thể nhất.
TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FPT cho rằng, dù hiểu về những lợi ích của chuyển đổi số nhưng đa số doanh nghiệp vẫn chưa biết thực chất chuyển đổi số là gì và phải tiến hành như thế nào.
Để giải quyết được vấn đề này, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước cần phải đi đầu, trở thành người tiên phong để làm tấm gương cho doanh nghiệp có tiềm lực yếu hơn.
Về phía tập đoàn FPT, ông Bình cho biết đội ngũ chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu, phát triển nhiều nền tảng ứng dụng số phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ưu điểm về tính khả thi cao, dễ vận hành và chi phí thấp.
Tập đoàn FPT cũng đang lên kế hoạch xây dựng trường đại học chuyên về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.