'GDP năm 2020 tăng 2-3% đã là vô cùng tích cực'

An Chi Thứ hai, 31/08/2020 - 15:53

Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19.

TS. Võ Trí Thành

Làn sóng Covid-19 thứ 2 đang có tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế. Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, GDP quý II chỉ tăng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,81%. 

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng tác động tiêu cực tới thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp từ mức 2,2% trong quý I/2020 đã tăng lên mức 2,7% trong quý II, mức cao nhất trong một thập kỷ. 

Nhiều chuyên gia đánh giá, từ giờ đến cuối năm, nền kinh tế sẽ tiếp tục "ngấm đòn" từ đại dịch. Số lượng người mất việc làm sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, tác động của đại dịch Covid-19 như một cơn bão, sức tàn phá mạnh với kinh tế thế giới và Việt Nam.

Cho đến cuối năm 2019, trước Covid-19, nhiều người tin rằng tăng trưởng kinh tế thế giới dù chững lại nhưng vẫn 3%. Tuy nhiên, con số này sau đó giảm dần còn từ 0-1% và đến giờ thực tế đã âm khoảng 5%, nhóm các nền kinh tế phát triển tăng trưởng âm 10%.

"Cách đây vài tháng, Chính phủ Việt Nam còn nói phấn đấu tăng trưởng trên dưới 5%. Cách đây 2 tháng, chúng ta kỳ vọng tăng trưởng khoảng 4%. Và mới nhất ngày 28/8, người ta nói về con số 2-3%. Trong bối cảnh hiện nay, con số này vẫn còn vô cùng tích cực khi so sánh với các nước khác trên thế giới", ông Thành nhận định.

Theo vị chuyên gia này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng khống chế dịch của Chính phủ. Song, khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ từ 2-3% là cao nhất. Vừa qua, nền kinh tế dù đã có 2, 3 tháng phục hồi sau khi dịch bệnh được khống chế lần một nhưng tổng lại vẫn còn rất nhiều con số tăng trưởng âm.

Đồng quan điểm về tình hình khó khăn của kinh tế vĩ mô hiện nay, tại Hội thảo “Bất động sản Việt Nam 2020 - 2021: Sẵn sàng chu kỳ mới”, TS. Cấn Văn Lực thiên về tình huống xấu nhất, với dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ chỉ đạt 1,5%-2%.

“Thủ tướng mới đây đã khẳng định Việt Nam phấn đấu năm nay tăng trưởng dương. Song, tôi cho rằng điều này chỉ khả thi trong bối cảnh chúng ta có thể kiểm soát lạm phát tương đối tốt, từ 3,5-3,8%”, ông Lực cho biết.

Tăng trưởng dương là có thể đạt được nếu kiểm soát được dịch

Trong bộn bề khó khăn của dịch bệnh, ông Thành cho rằng, rất may mắn là nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những điểm sáng tích cực. Theo đó, hệ thống vĩ mô vẫn ổn định dù Việt Nam phải chấp nhận thâm hụt ngân sách cao hơn, trần nợ công phải tăng hơn. 

Mặt khác, Chính phủ vẫn giữ được cân đối, ổn định vĩ mô. Khả năng chống đỡ của hệ thống ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với cách đây 5-7 năm. Dự trữ ngoại tệ đã đạt khoảng 90 tỷ USD.

Một yếu tố thuận lợi nữa cho kinh tế hồi phục sau đại dịch theo ông Thành là Việt Nam có 3 nhân tố đặc trưng. Thứ nhất là khu vực dịch vụ Việt Nam chưa lớn như các nước phát triển. Thứ hai, khu vực nông nghiệp bệ đỡ tương đối tốt cho lao động tự do. Cuối cùng, là tầng lớp trung lưu lớn, chi tiêu ngày càng nhiều cho tiêu dùng, du lịch.

Chống dịch quyết liệt nhưng không làm kinh tế tê liệt

Mới đây, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch 2020-2025. Theo đó, trong giai đoạn 2020-2021, Việt Nam chủ yếu tập trung phục hồi kinh tế sau đại dịch. Giai đoạn 2022- 2025 sẽ là giai đoạn bứt phát để phát triển mạnh mẽ hơn.

Ở góc nhìn khác, nói về cơ hội của Việt Nam trong đại dịch, TS. Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho rằng, Covid-19 chính là một cuộc cách mạng mang tính chất thay cũ đổi mới. Covid-19 làm "hộ chiếu Việt Nam trở nên rất có giá". Bên cạnh đó, căng thẳng Mỹ - Trung Quốc cũng giúp Việt Nam hưởng lợi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rục rịch vào Việt Nam.

Với việc kiểm soát được dịch Covid-19, vị chuyên gia này tin rằng GDP Việt Nam tăng trưởng dương là hoàn toàn có thể đạt được, thậm chí còn tăng trưởng vượt kế hoạch.

Trước đó, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, triển vọng tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm của Việt Nam vẫn được đánh giá khả quan hơn nửa đầu năm. Điều này được thể hiện qua 3 góc độ.

Thứ nhất, dư địa giải ngân đầu tư công vẫn còn rất lớn. Nếu hoàn thành việc giải ngân 100% vốn đầu tư công năm nay thì GDP sẽ tăng thêm 0,42 điểm phần trăm. Đầu tư công tăng 1% thì đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP và kéo theo ngành xây dựng tăng 1,34 điểm phần trăm. Vốn đầu tư công sẽ chủ yếu đi vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tạo vốn mồi cho những dòng vốn và giá trị sản xuất khác.

Thứ hai, tăng trưởng dư nợ tín dụng hiện mới chỉ đạt 2,45% so với mục tiêu cả năm 13-14%, cho thấy còn nhiều dư địa tăng trưởng từ nay tới cuối năm.

Thứ ba, khảo sát xu hướng kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy có tới hơn 80% doanh nghiệp được hỏi đánh giá tình hình kinh doanh trong quý 3 sẽ ổn định hoặc tốt hơn so với trước đó. Chỉ có 19,4% doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh sẽ khó khăn hơn.

Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế trước cú sốc Covid-19 thứ hai?

Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế trước cú sốc Covid-19 thứ hai?

Tiêu điểm -  4 năm
Trong bối cảnh cú sốc Covid-19 trở lại với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, động lực nào cho tăng trưởng kinh tế 2020 vẫn đang là một câu hỏi khó trả lời.
Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế trước cú sốc Covid-19 thứ hai?

Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế trước cú sốc Covid-19 thứ hai?

Tiêu điểm -  4 năm
Trong bối cảnh cú sốc Covid-19 trở lại với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, động lực nào cho tăng trưởng kinh tế 2020 vẫn đang là một câu hỏi khó trả lời.
EVFTA với kinh tế tuần hoàn và kinh tế số

EVFTA với kinh tế tuần hoàn và kinh tế số

Tiêu điểm -  4 năm

Theo TS. Nguyễn Tuấn Hoa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), muốn tham gia và kiếm lợi từ những thị trường phát triển hơn, doanh nghiệp Việt cần biết nói cùng ngôn ngữ với những doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường đó, chính là ngôn ngữ số.

Vietnam Airlines cầu cứu và chuyện 'con đẻ', 'con ghẻ' của nền kinh tế

Vietnam Airlines cầu cứu và chuyện 'con đẻ', 'con ghẻ' của nền kinh tế

Tiêu điểm -  4 năm

Việc hỗ trợ cho các hãng hàng không nên công bằng, không phân biệt đối xử và bảo đảm doanh nghiệp được hỗ trợ có khả năng phát triển, có đóng góp trở lại cho ngân sách, cho nền kinh tế.

Chống dịch quyết liệt nhưng không làm kinh tế tê liệt

Chống dịch quyết liệt nhưng không làm kinh tế tê liệt

Tiêu điểm -  4 năm

Không cách ly xã hội trên phạm vi cả nước như giai đoạn trước, ở đợt tái bùng phát dịch Covid-19 lần này, Chính phủ đang cho thấy quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Việt Nam cần làm gì để tránh bẫy kinh tế Covid-19?

Việt Nam cần làm gì để tránh bẫy kinh tế Covid-19?

Tiêu điểm -  4 năm

Chuyên gia Ngân hàng thế giới cho rằng có hai yếu tố giúp Việt Nam có vị thế tốt để thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  17 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  2 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  3 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  4 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  2 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?

Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán

Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động

Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.

VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines

VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  5 giờ

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

Doanh nghiệp -  6 giờ

Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.