Tiêu điểm
'Giấc mơ Mỹ' của hàng không Việt: Bánh ngọt không dễ ăn!
Hành trình thực hiện đường bay thẳng thường lệ đến Mỹ của Bamboo Airways và Vietnam Airlines còn rất gian nan với quá trình kiểm tra, sát hạch khó khăn, kéo dài.
Miếng bánh ngọt
Bamboo Airways là một trong những hãng hàng không nội địa đang cho thấy quyết tâm rất lớn của mình trong hành trình bay thẳng đến Mỹ.
Gần hai năm trước, trả lời câu hỏi “tại sao Bamboo Airways muốn mở đường bay đi Mỹ”, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways đã thẳng thắn nói rằng, tiềm năng về lợi nhuận của đường bay này rất lớn.
Ông Quyết dẫn chứng, dân số Việt Nam gần 100 triệu người, còn Singapore – quốc gia Châu Á hiếm hoi có đường bay thẳng tới Mỹ – chỉ có 5,8 triệu dân.
“Singapore Airlines đang phải tìm kiếm khách bay trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, không có lý do gì nói bay thẳng Việt – Mỹ không tiềm năng, không có khách hàng”, ông Quyết nhấn mạnh.
Chủ tịch Bamboo Airways đưa ra bài toán về chi phí tại thời điểm năm 2019, khi dịch bệnh Covid - 19 chưa bùng phát: Giả sử Bamboo Airways phải thuê một tàu bay Boeing Dreamliner 787-9 trong trường hợp chưa có máy bay; tổng chi phí thuê, nhiên liệu bay 2 chiều, chi phí bảo dưỡng, kỹ thuật, chi phí mặt đất, chi phí khác khoảng 113 tỷ đồng/tháng cho một tàu bay với tần suất khai thác 17 chuyến mỗi tháng.
Về doanh thu, nếu Bamboo Airways bán vé với giá 1.100 USD cho khoảng 240 ghế thì sẽ lỗ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bán vé với mức 1.300 USD (mức giá này vẫn thấp hơn mặt bằng chung các hãng hàng không trong khu vực đang triển khai đường bay thẳng tới Mỹ), số lãi ước tính đạt khoảng 8,4 tỷ đồng/tháng.
“Nếu chúng tôi thuê Airbus 350 với số ghế nhiều hơn thì chúng tôi có thể có lãi đến hơn 28 tỷ đồng. Thậm chí, nếu giảm số chuyến bay, dồn khách thì số lãi còn lớn hơn thế nữa”, ông Quyết đặt giả thiết.
Đồng quan điểm, ông Andy J. Gayer, Trưởng đại diện Boeing tại Việt Nam cũng cho rằng, lượng khách cho đường bay thẳng từ Việt Nam đến Mỹ là rất lớn.
Trong bối cảnh bình thường, khi chưa có dịch bệnh, phân tích tại Đông Nam Á cho thấy, thị trường cho đường bay Manila – Mỹ lớn nhất với ước tính gần 700 khách/ngày, tiếp đến là thị trường cho đường bay TP.HCM - Los Angeles, ước tính 409 khách/ngày. Cả hai thị trường này đều rất lớn và chưa được khai thác. Thị trường cho đường bay San Francisco – TP.HCM khoảng 273 khách/ngày.
“Việt Nam có hai thị trường chưa được phục vụ với gần 700 khách/ngày chưa được bay thẳng, tương đương gần hai máy bay, hoàn toàn có đủ khách để khai thác”, ông Andy nói.
Bên cạnh lợi nhuận lớn từ thị trường tiềm năng, theo ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, việc khai thác, mở đường bay trực tiếp đến Mỹ còn đóng góp rất lớn trong nhiệm vụ chính trị, ngoại giao, tăng cường kết nối, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với các cường quốc và các nước trên thế giới.
Qua đó, các hãng hàng không Việt Nam sẽ khẳng định thương hiệu tầm quốc tế, nâng vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Đây chính là lý do khiến Bamboo Airways luôn quyết tâm với mục tiêu “bay Mỹ” và đầu tháng 5 vừa qua, hãng này đã công bố việc được cấp slot bay đến sân bay Los Angeles và San Francisco bắt đầu từ ngày 1/9/2021.
Trước đó, lãnh đạo Bamboo Airways cũng từng nhiều lần khẳng định sẽ sớm bay thẳng tới Mỹ. Cuối năm 2019, khi tiếp nhận những tàu bay B787-9 Dreamliner đầu tiên, hãng này đã dự kiến sẽ bay thẳng đến Mỹ vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021. Song, theo nhiều chuyên gia để hiện thực hoá điều này là không đơn giản.
Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, việc đưa thông tin chưa đầy đủ rất dễ gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư và dư luận. Bởi mặc dù Bamboo Airways đã có những bước tiến lớn, nhưng giấy phép được Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp và slot bay ở các sân bay Mỹ mới chỉ là hai trong “rừng thủ tục” phải thực hiện.
Thực tế, trước Bamboo Airways, Vietnam Airlines đã có những bước tiến xa hơn trong việc đáp ứng điều kiện bay thẳng đến Mỹ, song đến thời điểm hiện tại, “giấc mơ Mỹ” vẫn còn rất xa vời.
... nhưng không dễ ăn
Trước đó, Vietnam Airlines đã có slot bay ở các sân bay Mỹ từ cách đây hai năm. Đầu tháng 9/2020, Vietnam Airlines đã được Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp phép bay thương mại đến quốc gia này và trở thành hãng hàng không Việt đầu tiên có giấy phép này.
Cả Bamboo Airways và Vietnam Airlines đều mới chỉ đáp ứng được 2 tiêu chuẩn để được bay đến Mỹ là giấy phép của Bộ Giao thông vận tải Mỹ và slot của 2 sân bay Mỹ.
Trong khi đó, để đạt tiêu chuẩn bay thẳng đến "xứ cờ hoa" các hãng hàng không cần vượt qua nhiều điều kiện rất gắt gao.
Một loạt quy định sở tại mà các hãng hàng không Việt cần đáp ứng bao gồm giấy phép của Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp phép bay thương mại Mỹ, Cục Hàng không liên bang Mỹ cấp phép khai thác, đề nghị cấp quyền cấp và hạ cánh tại mỗi sân bay mà hãng dự kiến khai thác.
Ngoài ra, họ phải hoàn tất hàng loạt thủ tục từ cơ quan quản lý thu nhập nội địa Mỹ, cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ để thông báo lịch bay, kế hoạch ứng phó khẩn nguy đến các cơ quan hữu quan của Mỹ. Trong số này, việc cấp phép của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không liên bang và Cơ quan An ninh vận tải hàng không Mỹ là dấu mốc đặc biệt quan trọng.
Mặt khác, Cơ quan an ninh Vận tải hàng không Mỹ sẽ phải sang khảo sát sân bay ở Việt Nam, đảm bảo phía Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn an ninh của Mỹ thì họ mới xem xét các bước tiếp theo.
Đây là một trong những thử thách lớn nhất phía trước cho Việt Nam do thủ tục ở khâu này đặc biệt khắt khe. Hiện chưa có hãng hàng không Việt nào có giấy phép của Cơ quan an ninh Vận tải hàng không Mỹ và Cục Hàng không liên bang Mỹ.
Để có được hết những “giấy thông quan” này, các hãng hàng không của Việt Nam sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra sát hạch khó khăn, kéo dài, nhiều khả năng, khó có thể hoàn thành trong năm 2021.
Mặt khác, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, nhu cầu đi lại của người dân bị hạn chế. Các hãng hàng không cũng đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn về tài chính. Đây chính là thách thức không nhỏ của hàng không Việt nếu bay thẳng tới Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Về vấn đề này, tại một tọa đàm về phát triển hàng không bền vững mới đây, GS. Nawal Taneja, cố vấn cấp cao trường kinh doanh Fisher thuộc Đại học Ohio cho rằng, đường bay thẳng đến Mỹ phải cân nhắc trên cơ sở tìm hiểu thị trường, tiếp thị, tần suất bay. Bởi đây là đường bay dài, đòi hỏi loại máy bay đặc biệt, với chi phí lớn.
Các hãng hàng không Việt Nam cần cân nhắc tính cạnh tranh khốc liệt trên đường bay này khi nhiều hãng bay lớn trong khu vực đang khai thác dưới dạng một điểm dừng với giá vé rất cạnh tranh.
"Cần nhìn lại việc 2 hãng hàng không Mỹ từng dừng việc bay thẳng đến Việt Nam. Hơn ai hết, hãng hàng không cần tự đánh giá nguồn lực của mình. Nếu chỉ phục vụ khách thăm thân hay du lịch thì không hiệu quả. Đường bay Mỹ muốn hiệu quả phải hướng tới những người không muốn tốn thời gian quá cảnh, là những doanh nhân sẵn sàng chấp nhận trả giá cao, song đi kèm với đó là dịch vụ thuận tiện với tần suất ít nhất 3 chuyến/tuần", chuyên gia này nhìn nhận.
Cơ hội nào cho ngành hàng không sau dịch?
Các hãng hàng không triển khai hỗ trợ khách bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Trước diễn biến mới về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong tháng 5/2021 làm ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại của nhiều hành khách, các hãng hàng không đã triển khai phương án để các công ty du lịch và đại lý hỗ trợ cho hành khách.
Nova College: Nhóm ngành hàng không trẻ và đầy tiềm năng
Nhóm ngành hàng không tại Việt Nam luôn là nhóm ngành nhiều tiềm năng, nhất là khi Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm.
Ngành hàng không, điều dưỡng tại Nova College được quan tâm
Nova College đã và đang tổ chức chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh tại nhiều trường THPT thuộc Bình Phước, Đồng Tháp và TP.HCM. Nhiều học sinh đã quan tâm tới nhóm ngành hàng không và điều dưỡng của trường.
Hàng không Việt trước nguy cơ cạn kiệt dòng tiền ngay sau Tết
Trong bối cảnh nguồn tài chính tích lũy đã cạn kiệt sau một năm 2020 "chiến đấu" kiên cường với dịch bệnh, các hãng hàng không Việt Nam đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ để có thể vượt qua những thách thức mới trong năm 2021.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.