Giai đoạn khó khăn nhất ngành thép có thể đã qua

Trần Anh Thứ hai, 13/02/2023 - 14:06

Giai đoạn cuối tháng 12 - đầu tháng 2, thị trường thép ấm dần trở lại, các nhà máy thép liên tục tăng giá với tổng mức tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn. Điều này khiến thị trường trở nên bình ổn hơn trước, thúc đẩy việc tiêu thụ và từng bước tái tạo tồn kho.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2022, Việt Nam tiêu thụ khoảng 18,7 triệu tấn thép thô, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu giảm mạnh 32% xuống 745 nghìn tấn.

Tình trạng khó khăn khiến tồn kho doanh nghiệp thép tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã quyết định đóng các lò cao của mình do dự báo tiêu thụ tiếp tục giảm mạnh.

Mặc dù vậy, những khó khăn nhất của ngành thép có thể đã đi qua. Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng hàng tồn kho giá cao phần lớn đã được thanh lý hết vào trong 6 tháng cuối năm 2022. Các doanh nghiệp thép thường duy trì lượng nguyên vật liệu đủ cho 3 tháng bán hàng, và đã liên tục cắt giảm công suất từ tháng 7, thậm chí, đóng lò như Hoà Phát và Pomina.

Ngoài ra, lượng tồn kho thép toàn ngành đã về mức thấp nhất trong 5 quý. Kết thúc tháng 12/2022, hàng tồn kho thép các loại đã giảm còn 990.000 tấn (giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, tồn kho xây dựng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, tôn mạ giảm 16%, HRC/CRC giảm 46%.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu sản suất đã duy trì ở mức thấp từ tháng 7/2022, giúp giảm giá vốn hàng tồn kho trong thời gian tới.

Tính đến cuối tháng 12/2022, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép đã giảm đáng kể.

Doanh nghiệp lớn nhất ngành là Hoà Phát ghi nhận tồn kho còn khoảng 35.737 tỷ đồng, giảm 18% so với hồi đầu năm và giảm 40% so với hồi tháng 6. Đồng thời đây là mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Việc giảm hàng tồn kho giúp tập đoàn giảm gánh nặng vốn lưu động và chi phí tài chính.

Vòng quay hàng tồn kho trong quý IV cũng được rút ngắn xuống 122 ngày, so với mức 126 ngày hồi quý III; nguyên vật liệu còn 61 ngày, thành phần và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn 55 ngày.

Pomina là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho giảm mạnh nhất tới 74% so với đầu năm xuống 1.235 tỷ đồng. Cũng như Hoà Phát, hồi tháng 10, Pomina đã chủ động dừng sản xuất lò cao khi hoạt động tiêu thụ khó khăn và giảm bớt áp lực hàng tồn kho. Lò cao của Pomina hoạt động động từ cuối năm 2020 và đến tháng 3/2021 công suất đạt khoảng 90%.

Giai đoạn cuối tháng 12 - đầu tháng 2, thị trường thép ấm dần trở lại, các nhà máy thép liên tục tăng giá với tổng mức tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn. Điều này khiến thị trường trở nên bình ổn hơn trước, thúc đẩy việc tiêu thụ và từng bước tái tạo tồn kho.

Chứng khoán BSC dự báo sang năm 2023, trong quý 1 mặt bằng giá thép nói chung có thể phục hồi 2-3% nhờ tính mùa vụ, cũng như giá thép thế giới phục hồi khi Trung Quốc mở cửa. 

Do vậy, BSC cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép sẽ cải thiện trong quý 1. Trong đó, Hòa Phát, Hoa Sen sẽ có mức độ cải thiện tốt hơn các doanh nghiệp còn lại nhờ tập trung thị trường nội địa, do vậy, có khảnăng tiêu thụ nhanh hơn, đã sớm giảm công suất sản xuất thép.

Tuy nhiên, những khó khăn có thể quay lại trong các quý tiếp theo, khi tốc độ hồi phục về nhu cầu vẫn chậm trong năm 2023 và nguồncung thép có thể tăng trở lại khi Trung Quốc mở cửa, BSC cho rằng giá thép có thể sẽ điều chỉnh giảmtrở lại.

Nhu cầu thép sụt giảm do xây dựng khó khăn

Nhu cầu thép sụt giảm do xây dựng khó khăn

Tiêu điểm -  1 năm
Vào mùa thu năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á, đã phải tạm dừng hoạt động 4 lò cao tại Việt Nam. Những nhà sản xuất thép sử dụng lò điện khác của Việt Nam cũng buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng.
Nhu cầu thép sụt giảm do xây dựng khó khăn

Nhu cầu thép sụt giảm do xây dựng khó khăn

Tiêu điểm -  1 năm
Vào mùa thu năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á, đã phải tạm dừng hoạt động 4 lò cao tại Việt Nam. Những nhà sản xuất thép sử dụng lò điện khác của Việt Nam cũng buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng.
NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  2 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  2 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  3 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  5 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  20 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  22 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.