Diễn đàn quản trị
Giảm giờ làm, tăng giá trị
Khuyến khích nhân sự làm việc thông minh hơn và tối ưu hơn thay vì chú trọng quản lý theo giờ làm là hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để không chỉ mang lại lợi ích về mọi mặt cho người lao động mà qua đó còn tạo giá trị cho tổ chức.

Tháng 8/2022, 7-Eleven Việt Nam thử nghiệm triển khai rút ngắn giờ làm việc trong ngày tại văn phòng. Thay vì làm việc từ 8h30 sáng đến 5h30 chiều như trước đây, công ty này thử nghiệm giờ mở cửa từ 9h sáng và kết thúc lúc 5h chiều trong khi vẫn giữ thời gian nghỉ trưa 1 tiếng như trước đây.
Theo kế hoạch, việc giảm giờ làm này chỉ được áp dụng thử đến tháng 3/2023. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy nhân sự vẫn làm việc hiệu quả và đảm bảo chất lượng công việc mà cũng không cần thay đổi các cơ chế quản trị hiệu suất, ban lãnh đạo của 7-Eleven đã quyết định tiếp tục duy trì chính sách giảm giờ làm ở công ty.
Không chỉ rút ngắn giờ làm việc trong ngày, nhiều quốc gia cũng đã và đang triển khai thí điểm và khuyến khích áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần như ở Anh, Mỹ, New Zealand, Tây Ban Nha, Nhật Bản… Sự thay đổi này nhằm giúp người lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân bằng tố giữa công việc và cuộc sống cũng như có năng suất lao động tốt hơn.
Điều đáng nói là doanh nghiệp giảm giờ làm nhưng không giảm lương nhờ mô hình 100-80-100. Theo đó, nhân viên sẽ được nhận 100% lương nhưng chỉ cần làm việc 80% thời gian so với trước đây với điều kiện là cam kết đạt 100% năng suất.
Giáo sư kinh tế John Pencavel của Đại học Stanford trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian làm việc hàng tuần và hàng ngày kéo dài không đồng nghĩa với kết quả đầu ra sẽ cao. Thậm chí, với nhiều nhân sự tối ưu được giờ làm thậm chí còn mang lại nhiều giá trị hơn.
Ông phát hiện, những người làm việc cật lực 70 giờ mỗi tuần cũng có thể chỉ đạt được hiệu quả công việc như một người làm tốt trong 56 giờ đồng hồ mỗi tuần.
Tại Việt Nam, có những người trẻ sẵn sàng đắm mình trong công việc, sẵn sàng ở lại công ty làm việc đến khuya mà không có lương làm thêm giờ. Trong khi đó, họ lại không thể dậy sớm để đến công ty đúng giờ chấm công và chấp nhận trừ hàng triệu đồng tiền lương chỉ để được ngủ nướng mỗi buổi sáng. Với một số người, đó có thể là sự mệt mỏi nhưng với một số khác thì đó là sự tự nguyện.
Dù người lao động phản ứng như thế nào đi chăng nữa, vấn đề được đặt ra là nên chăng doanh nghiệp cần linh động hơn để vừa tối ưu được năng lực của người lao động, vừa đảm bảo quyền lợi vượt mong đợi cho họ mà công ty lại không hề tốn thêm chi phí.
Sau đại dịch, các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp đã tập trung nói nhiều về câu chuyện sức khoẻ tinh thần của nhân sự. Không chỉ trên lý thuyết và phong trào, các doanh nghiệp tìm cách đưa ra các chính sách, chương trình để người lao động sống khoẻ hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Câu chuyện này đặc biệt thấy rõ ở các tập đoàn đa quốc gia.
Đại dịch xảy đến với những thay đổi khó lường ở góc độ vĩ mô lần vi mô đều có thể tác động xấu đến người lao động và từ đó khiến năng suất giảm sút. Nhưng có lẽ ít ai nhìn nhận được rằng làm việc trong thời gian dài cũng có thể gây ra những căng thẳng tương tự. Gần 10 năm trước, giáo sư John Pencavel đã từng chỉ ra rằng làm việc trong thời gian dài có thể khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng.
Điều này không chỉ khiến năng suất của họ bị giảm bớt mà còn tăng khả năng xảy ra sai sót trong công việc, khả năng ra quyết định kém… có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động và tổn hại cho cả doanh nghiệp.
Nói về công ty mà chị Trần T (Hà Nội) từng làm việc, chị sẽ không bao giờ quên được trải nghiệm vào buổi trưa thứ Hai một ngày hè cách đây bảy năm. Vẫn đến văn phòng chi nhánh công ty làm việc từ sáng nhưng 11h30 trưa chị phải đi xe máy về văn phòng tổng công ty cách đó hơn 7km để họp đến 2 giờ chiều mới xong rồi lại phải tất bật quay lại chỗ làm. Mệt mỏi, buồn ngủ và đói, chị đã vô tình ngủ trên đường lúc đang lái xe và va phải một người đi đường. May mắn là không có vấn đề gì xảy ra cho cả hai bên. Cùng một số lý do khác, chị quyết định nghỉ việc sau đó không lâu.
Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn thừa nhận là chỉ có thể quản lý nhân sự dựa trên thời gian làm việc và kết quả đầu ra mà không thể kiểm soát được họ làm gì trong giờ làm. Chơi trò chơi, lướt facebook, đeo tai nghe xem tiktok và chờ đến giờ tan làm là thực trạng của không ít người lao động tại nhiều doanh nghiệp.
Theo ông John Pencavel, chìa khóa thành công là làm việc thông minh hơn chứ không phải nhiều hơn.
Hưởng ứng chiến dịch “8 giờ lao động, 8 giờ giải trí, 8 giờ nghỉ ngơi” do nhà vận động nhân quyền người Anh Robert Owen khởi xướng, Ford Motor vào năm 1914 đã tăng lương gấp đôi trong khi giảm giờ làm xuống còn một nửa. Điều này dẫn đến sự phát triển lớn cho Ford và hãng ghi nhận mức tăng gấp đôi lợi nhuận chỉ sau hai năm.
Giờ đây, việc tối ưu thời gian làm việc của người lao động còn được hỗ trợ bởi sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ. Máy móc, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang hỗ trợ và có thể thay thế con người ở nhiều công việc mà họ không muốn làm và vào những thời điểm họ cần được nghỉ ngơi như ca đêm hay cuối tuần. Con người có thể tránh được các công việc nhàm chán, tập trung cho đổi mới, sáng tạo và các công việc mang giá trị cao hơn.
Dù vậy, việc giảm giờ làm vẫn phải xem xét áp dụng một cách linh động, phù hợp dựa trên đặc thù của các doanh nghiệp. Chẳng hạn vào năm 2019 khi lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động mới, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã kịch liệt phản đối việc giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần vì cho rằng có thể khiến doanh nghiệp tốn thêm hàng tỷ đồng cho chi phí lao động.
Ngay cả khi Việt Nam quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần thì nhiều doanh nghiệp dệt may, thủy sản, da giày đã phải bố trí làm thêm giờ hết thời gian được phép 300 giờ/năm theo quy định để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng.
Tối ưu môi trường làm việc hybrid
Gần 80% nhà máy dệt may không tuân thủ giờ làm thêm
Bên cạnh những kết quả tích cực trong cải thiện môi trường làm việc cho công nhân, các nhà máy dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
'Tăng giờ làm thêm không giúp tăng năng suất lao động'
Về đề xuất tăng thời gian làm thêm tối đa từ 300 giờ/ năm lên 400 giờ/năm, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP. HCM, trong ngắn hạn thì người chủ sử dụng lao động có thêm lợi ích, người lao động có thêm tiền nhưng về lâu dài, năng suất lao động không tăng.
Chủ tịch Quốc hội: Tăng giờ làm thêm là một nghịch lý
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc kéo dài thời giờ làm thêm của người lao động là một nghịch lý. Bộ luật Lao động sửa đổi cần tìm được điểm cân bằng giữa bảo vệ người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Còn nhiều ý kiến trái chiều về tăng giờ làm thêm và tuổi nghỉ hưu
Những ý kiến tranh luận của các đại biểu Quốc hội liên quan đến các quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi vẫn chưa có hồi kết.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.