Leader talk

Hà Nội được gì sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính?

An Chi Thứ hai, 30/07/2018 - 09:43

Theo ông Trần Ngọc Chính, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, sau 10 năm mở rộng, Thủ đô Hà Nội đã phần nào làm được những gì đặt ra trong quy hoạch phát triển, song những thách thức vẫn còn rất lớn, đòi hỏi thành phố phải giải quyết được trong tương lai.

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

Năm 2008, Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 đã thông qua một quyết định vô cùng quan trọng trong việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Trong 5 phương án mở rộng Bộ Xây dựng trình, phương án sáp nhập tỉnh Hà Tây, một phần của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đã được lựa chọn.

Ngày 1/8/2008, Hà Nội chính thức được mở rộng với hơn 3.300 km2, gấp 3,6 lần trước đó, dân số Thủ đô tăng 80%, từ 3,4 lên 6,2 triệu người.

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã có những bước phát triển ấn tượng về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trở thành một trong hai đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. 

Hàng loạt dự án giao thông lớn được thực hiện kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi như Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, mở ra những khu vực phát triển mới ,đầy năng động của Thủ đô.

BRG, Sumitomo khởi công thành phố thông minh Bắc Hà Nội hơn 4 tỷ USD trong tháng 10/2018

Bên cạnh những điều đã làm được, nhìn lại 10 năm từ ngày Hà Nội mở rộng, trao đổi với TheLEADER, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, một trong những người đã có đóng góp rất lớn cho công cuộc mở rộng Thủ đô cho rằng: "Vẫn còn rất nhiều thách thức Hà Nội cần thực hiện trong thời gian tới".

Thưa ông, chỉ còn vài ngày nữa là kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sau 10 năm nhìn lại, ông có cho rằng quyết định này là đúng đắn?

Ông Trần Ngọc Chính: Hà Nội là một trong những thành phố đa chức năng, không chỉ là Thủ đô, trung tâm hành chính kinh tế, mà còn là trung tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm đào tạo, đầu mối giao thương của trong nước và với quốc tế. Một đô thị với những chức năng đặc biệt như Hà Nội giữ vai trò, ý nghĩa rất lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Hà Nội trước mở rộng chỉ có diện tích chưa đầy 1.000 km2, trong khi, quá trình đô thị hoá tại thời điểm đó đã đặt Thủ đô đứng trước áp lực rất lớn để phát triển. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để một đô thị đa chức năng có thể phát triển toàn diện với diện tích quá bé nhỏ như vậy.

Do đó, yêu cầu tất yếu là phải tính toán để Thủ đô Hà Nội có điều kiện mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Với tinh thần ấy, cùng sự chỉ đạo của Chính phủ, Trung ương, Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu mở rộng Thủ đô Hà Nội.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Bộ Xây dựng đã lựa chọn những khu vực đủ điều kiện để mở rộng Thủ đô. Vào thời gian năm 2007, bộ đã mời 10 đơn vị quốc tế lớn đưa ra các ý tưởng mở rông, sau đó thành lập hội đồng để chấm các ý tưởng. Phương án được chọn phải đảm bảo được mục tiêu phát triển của thành phố, hướng tới phát triển xanh, bền bững với 70% diện tích dành cho cây xanh, 30% để phát triển đô thị. 

Đến năm 2008, Hà Nội chính thức được mở rộng với diện tích khoảng 3.300 km2 là một trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Đây được coi là sự kiện có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của thành phố hiện tại và trong tương lai.

Sau 10 năm, theo đánh giá của ông, việc mở rộng Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu như thế nào?

Ông Trần Ngọc Chính: Khi nghiên cứu quy hoạch Thủ đô, chúng tôi quan tâm đến ý tưởng chung đến 2030, tầm nhìn 2050 là phát triển Hà Nội xanh, văn hiến và văn minh hiện đại. Đây là ý tưởng xuyên suốt quy hoạch của thành phố. 

Trong đó, muốn phát triển bền vững, lưu giữ các nét đẹp văn hiến của khu vực trung tâm thành phố, yêu cầu tất yếu là phải thực hiện dãn dân ra khỏi khu vực nôi đô để khu trung tâm có đẩy đủ điều kiện phát triển với giao thông công cộng, hạ tầng xã hội được bảo đảm, không phát triển quá mức dẫn đến phá vỡ hình hài của đô thị trung tâm.

Vì thế, trong quy hoạch, chúng tôi đã nghiên cứu phát triển 5 đô thị vệ tinh, 2 đô thị sinh thái, xây dựng được hệ thống giao thông đô thị kết nối toàn bộ khu vực trung tâm với các đô thị vệ tinh, tạo nên các vành đai 2, 3, 4, 5 của thành phố kết nối với toàn vùng phía Bắc và với quốc tế.

Tôi cho rằng, đồ án quy hoạch đã đáp ứng được sự phát triển của Thủ đô, tạo điều kiện để phân bố lại sức sản xuất, dân cư, các khu chức năng phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của thành phố và yêu cầu phát triển.

Sau 10 năm, TP. Hà Nội đã phần nào làm được những gì đặt ra trong quy hoạch phát triển nhờ những nỗ lực rất lớn, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và sự chung tay của người dân.

Bên cạnh những “cái được”, Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính còn những tồn tại gì, những mục tiêu gì trong quy hoạch Thủ đô mà Hà Nội chưa làm được, thưa ông?

Ông Trần Ngọc Chính: Đồ án quy hoạch TP. Hà Nội mà một đồ án đô thị rất lớn, lớn nhất từ trước tới nay. Trước đó, chưa có đồ án quy hoạch nào được Quốc hội, Bộ Chính trị quan tâm, nhiều hội thảo quốc tế, trong nước lấy ý kiến các nhà khoa học, tổ chức và người dân như vậy. 

Cũng chính vì đây là một đồ án có nội dung lớn, nó đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để triển khai, cùng với đó là những chính sách, quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển và bộ máy quản lý tốt.

Trong khi đó, riêng về vấn đề nguồn vốn, hiện nay ngân sách còn hạn chế, Chính phủ còn rất nhiều việc cần phải làm, do đó, nguồn vốn để quy hoạch Thủ đô vẫn ở khoảng cách khá xa so với nhu cầu phát triển. 

Tiếp đến là vấn đề quy hoạch, việc di chuyển các trường đại học, các cơ quan bộ ngành, bệnh viện, nhà máy xí nghiệp ra khỏi nội đô là việc làm rất quan trọng. Trong tương lai, Hà Nội sẽ phải có các trường đại học đại học, các bệnh viện lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thành phố vẫn chưa làm được hiều này. 10 năm vừa qua, Hà Nội mới chỉ làm được một phần tạo nền móng, những việc còn lại vẫn còn rất nhiều.

Ngay cả việc di chuyển 21 bộ ngành có liên quan ra khỏi nội thành nhằm tạo chỗ làm việc khang trang hơn hiện vẫn đang triển khai thực hiện, song kết quả chưa đáng bao nhiêu so với nhu cầu thực tế.

Đáng nói hơn, theo quy hoạch, sau khi di chuyển các cơ quan đoàn thể ra khỏi nội đô tạo điều kiện cho khu vực nội đô phát triển bền vững, phần diện tích đó sau khi di dời lẽ ra phải xây nhà ở cho cán bộ công nhân, trường học và cây xanh. 

Tuy nhiên, do lợi thế đất vàng, không ít khu vực đã được các nhà đầu tư vào xây dựng dự án bất động sản. Trên lý thuyết, đó là việc làm đúng, nhưng xây dựng dự án theo tỷ lệ nào thì các cơ quan quản lý lại không làm được. Kết quả là nhiều trường hợp xây dựng dự án bất động sản làm gia tăng mật đô dân cư, phá vỡ quy hoạch đô thị chung.

Ví dụ như khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, đây là khu đô thị mới của thành phố, song do những yếu kém trong quản lý đã khiến khu đô thị này không được như trước đây, không những thế còn làm nát vụn quy hoạch, quá tải hạ tầng, ảnh hưởng xấu đến toàn khu đô thị và không gian, cảnh quan của thành phố. 

Đây là vấn đề lớn cần xem xét, đồng thời cũng là thách thức mà TP. Hà Nội cần giải quyết được trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Không tiếp tục cho xây chung cư cao tầng tại trung tâm Hà Nội, TP. HCM

Không tiếp tục cho xây chung cư cao tầng tại trung tâm Hà Nội, TP. HCM

Bất động sản -  6 năm
Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các bộ ngành nghiên cứu giải pháp không tiếp tục phát triển chung cư, nhà cao tầng tại khu vực trung tâm thành phố.
Không tiếp tục cho xây chung cư cao tầng tại trung tâm Hà Nội, TP. HCM

Không tiếp tục cho xây chung cư cao tầng tại trung tâm Hà Nội, TP. HCM

Bất động sản -  6 năm
Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các bộ ngành nghiên cứu giải pháp không tiếp tục phát triển chung cư, nhà cao tầng tại khu vực trung tâm thành phố.
Dự án nào sẽ 'giải cơn khát' về cuộc sống xanh cho người Hà Nội?

Dự án nào sẽ 'giải cơn khát' về cuộc sống xanh cho người Hà Nội?

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

Những người thành đạt luôn muốn sở hữu một căn nhà tại dự án nội đô, không chỉ đầy đủ tiện ích mà còn có thiết kế độc đáo, hài hoà cùng thiên nhiên, mang lại giá trị sống đích thực.

Hơn 400 doanh nhân tranh tài tại giải vô địch các câu lạc bộ golf Hà Nội

Hơn 400 doanh nhân tranh tài tại giải vô địch các câu lạc bộ golf Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

Trải qua hai ngày thi đấu với nhiều điểm nổi bật, 408 golfer tham dự giải vô địch các câu lạc bộ golf Hà Nội lần thứ hai - GFS CUP sẽ có cơ hội kết nối, sử dụng sản phẩm nội khối; tiến tới các hoạt động hỗ trợ nhau trong kinh doanh.

Cơn sốt đất nền lan rộng các tỉnh vùng ven Hà Nội

Cơn sốt đất nền lan rộng các tỉnh vùng ven Hà Nội

Bất động sản -  6 năm

Giá đất tại Hà Nội bị đẩy lên quá cao đã tạo ra xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp và nhà đầu tư sang các tỉnh thành lân cận.

Hà Nội công khai 331 doanh nghiệp nợ gần 2.500 tỷ tiền thuế, phí

Hà Nội công khai 331 doanh nghiệp nợ gần 2.500 tỷ tiền thuế, phí

Tiêu điểm -  6 năm

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công khai danh sách 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với số nợ lên tới 2.485 tỷ đồng, tính đến ngày 31/05/2018.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  7 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Leader talk -  1 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Leader talk -  1 ngày

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  2 ngày

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  4 ngày

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  1 giờ

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  2 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  2 giờ

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  7 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?